Việt Nam, China lên kế hoạch tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ năm 2024

Kính mời quý bạn xem bài: Việt Nam, Trung Quốc lên kế hoạch tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ năm 2024 By RFA – Tiếng Việt 31-12-2023

Cán bộ, thủy thủ Hải quân Việt Nam chào tàu Xna
Hải quân Việt Nam


“Hải quân Việt Nam và đại diện Chiến khu Nam bộ Trung Quốc đã thống nhất kế hoạch tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ trong năm 2024.


Mạng báo Quân đội Nhân dân Việt Nam loan tin ngày 28/12 cho biết thống nhất vừa nêu giữa hai phía được đưa ra tại cuộc họp lần thứ 16 về tuần tra chung diễn ra ở Hải Phòng trong ngày 27/12.


Theo kế hoạch thống nhất phía Trung Quốc sẽ lên kế hoạch cho đợt tuần tra chung lần thứ 36 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 hay tháng 6/2024; và chuyến tuần tra chung lần thứ 37 sẽ do phía Việt Nam lên kế hoạch và sẽ diễn ra vào tháng 10 hay tháng 11/2024.


Bên cạnh đó phía Trung Quốc sẽ đăng cai tổ chức cuộc họp lần thứ 17 về tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ; tuy nhiên địa điểm chưa được cho biết.


Đại diện Việt Nam tại cuộc họp lần thứ 16 về tuần tra chung tại Vịnh Bắc bộ giữa hai phía nhấn mạnh việc hoan nghênh đón tiếp các chiến hạm của Trung Quốc sang thăm trong năm tới theo thỏa thuận của Bộ Quốc phòng hai nước Việt- Trung.


Đợt tuần tra chung lần thứ 35 diễn ra từ ngày 27/11 đến 2/12/2023; trước đó đợt lần thứ 34 từ này 11-13/4/2023.


Trong đợt tuần tra chung lần thứ 35 phạm vi tuần tra trải dài trên 13 điểm với quãng đường dài 255,5 hải lý từ Đông Nam đảo Trần 14 hải lý đến Đông bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý.


Phía Cảnh sát Biển Việt Nam dùng biên đội tàu 8004, 8002 tuần tra, kiểm soát ở phía Tây đường phân định Vịnh Bắc Bộ.


Phía Cảnh sát Biển Trung Quốc sử dụng biên đội hai tàu hải cảnh tuần tra, kiểm soát ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ.


Mục đích tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát Biển Việt Nam và Cảnh sát Biển Trung Quốc được cho biết nhằm góp phần thực hiện tốt luật pháp quốc tế, đặc biệt các quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, và Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân định Vịnh Bắc Bộ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước ký vào ngày 25/12/2000.


Hà Nội và Bắc Kinh tiếp tục đàm phán xác định các nội dung hợp tác sau khi Hiệp định Hợp tác nghề cá hết hiệu lực từ ngày 30/6/2020.


Với hai trăm năm lăm hải lý
Chỉ cần mỗi hải lý một phao
Ngư dân biết được bên nào
Tây là phía Việt, Đông vào Trung Hoa
Không cần tổ chức tuần tra
Thượng tuân Luật Biển ấy là văn minh!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Sunday, December 31, 2023 2145 EST

Ngoại trưởng các nước ASEAN bày tỏ quan ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông

Kính mời quý bạn xem bài: Ngoại trưởng các nước ASEAN bày tỏ quan ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông By RFA – Tiếng Việt 30-12-2023

Đường “lưỡi bò” mà Xna tự vạch ra trên Biển Đông
AFP


“Bộ trưởng Ngoại giao khối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm 30/12 bày tỏ quan ngại về những căng thẳng ngày càng tăng tại Biển Đông.


Reuters loan tin dẫn thông cáo của các ngoại trưởng ASEAN về quan ngại vừa nêu và cho biết họ theo dõi sát những diễn biến gần đây tại vùng biển tranh chấp mà có thể làm phương hại hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực.


Thông cáo của bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN được đưa ra vào khi Trung Quốc và Philippines trong những tháng qua cáo buộc lẫn nhau về loạt những vụ xung đột trên biển; cũng như khi Manila đưa ra sự cần thiết thay đổi biện pháp ứng phó với Trung Quốc vì nỗ lực ngoại giao bị đi vào “hướng tồi tệ”.


Bộ trưởng Ngoại giao khối ASEAN tái khẳng định sự cần thiết ‘thực thi kiềm chế trong các hoạt động có thể làm căng thẳng và leo thang tranh chấp”.


Thông cáo nêu rõ sự lặp lại tầm quan trọng của đối thoại ôn hòa để có thể đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy ổn định, hợp tác khu vực trong lĩnh vực biển.


ASEAN và Trung Quốc đang làm việc hướng đến xây dựng nên Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC); tuy nhiên tiến triển chậm chạp dù các bên đều cam kết tăng tốc công tác này.


Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông qua đường “lưỡi bò” mà Bắc Kinh tự vạch ra. Điểm xa nhất của đường này với bờ phía nam Hoa Lục đo đến 1500 km; nhiều đoạn của đường này phạm vào khu đặc quyền kinh tế EEZ của Brunei, Indonesia, Philippines, Malaysia, Philippines và Việt Nam.


Hôm 29/12, Tân hoa xã thông báo tân Bộ trưởng Quốc phòng của Trung Quốc là ông Đổng Quân- Tư lệnh Hải quân, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.


Biển Đông căng thẳng do Tàu
Tự cho là chủ lấn sâu láng giềng
Tàu nghèo yếu Việt Phi yên
Tàu giàu mạnh quấy làm phiền khắp nơi
Hãy cùng chống lại con trời
Không cho xâm phạm biển trời Việt Phi!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Saturday, December 30, 2023 2100 EST
1- ASEAN foreign ministers express concern over South China Sea tensions

Mức sinh ở Việt Nam thấp chưa từng có!

Kính mời quý bạn xem bài: Mức sinh ở Việt Nam thấp chưa từng có By RFA – Tiếng Việt 2023.12.29

Minh họa: Những người mẹ bồng con tại một trung tâm y tế tỉnh Bắc Ninh
Reuters


“Tổng tỷ suất sinh năm 2023 của Việt Nam là 1,95 con/phụ nữ. Mức này giảm so với mức 2,01 con/phụ nữ vào năm ngoái và ở dưới mức sinh thay thế hai con/phụ nữ.


Số liệu vừa nêu được công bố tại lễ kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12 và tổng kết dân số năm 2023 diễn ra tại Hà Nội.


Xu hướng giảm sinh của Việt Nam được đại diện Cục Dân số tại lễ kỷ niệm nhận định là “nhanh hơn thế giới và ngày càng rõ nét”. Cụ thể trong những năm trước phụ nữ tại các thành thị Việt Nam sinh hơn 1,7 con; nhưng vào hai năm gần đây mức sinh xuống dưới 1,7. Ở nông thôn, mức sinh năm 2023 ước tính giảm xuống dưới mức sinh thay thế, trong khi vào những năm trước là 2,4 con/phụ nữ.


Tại vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, mức sinh chỉ còn khoảng 1,5 con/phụ nữ. Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, Bình Dương là những nơi có mức sinh giảm nhiều. Thành phố Hồ Chí Minh mức sinh trong năm 2023 là 1,27; đây là mức thấp nhất nước.


Bốn địa phương đạt mức sinh thay thế là Hà Nội, Lâm Đồng, Phú Yên và Bình Định.


Vùng Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ còn mức sinh cao.


Thống kê do Tổng Cục Thống kê Việt Nam đưa ra cuối năm 2023 cho thấy hiện dân số cả nước tổng cộng 100 triệu 300 ngàn người. Trong năm qua, dân số Việt Nam tăng thêm gần 835 ngàn người, tương đương tăng 0,84% so với năm 2022.


Tuy nhiên với xu hướng giảm sinh, dự báo đến năm 2100, dân số Việt Nam còn chừng 72 triệu người. Đây là con số do Chánh Văn phòng Bộ Y tế Việt Nam, tiến sĩ Hà Anh Đức, đưa ra hồi tháng 11 vừa qua.


Quý Bà làm khó đảng rồi
Sinh con nhỏ giọt lấy người đâu ra!
Đi lao động lấy đô la
Còn thêm nghĩa vụ xông pha chiến trường!
Ắt là đảng phải làm gương
Đảng viên nào gái phải thương yêu chồng
Đẻ nhiều được đảng ghi công
Tượng đài khắp chốn mẹ bồng con thơ!
Đặt ra luật mới dân nhờ
Cấm thu học phí cấm cô dạy ngoài!
Chăm sóc y tế lâu dài
Quý Bà vừa ý không ai chối từ!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Saturday, December 30, 2023 2040 EST

Xuất khẩu lao động tăng kỷ lục

Kính mời quý bạn xem bài: Xuất khẩu lao động tăng kỷ lục By RFA – Tiếng Việt 2023.12.29

Trên cả nước Việt Nam hiện có gần 50 doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.
Tiền Phong


“Lao động xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 20/12 tổng cộng 155.000 người. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.


Thống kê vừa nêu do Thứ trưởng Lao động- Thương binh & Xã hội (LĐ-TB-XH), ông Nguyễn Bá Hoan đưa ra tại hội thảo mang tên “nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước” do báo Người Lao động ở thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 27/12.


Trong những năm vừa qua số lao động trong nước ra nước ngoài làm việc trung bình từ 120.000 đến 140.000 mỗi năm mà thôi.


Trên cả nước Việt Nam hiện có gần 50 doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.


Tại hội thảo, Thứ trưởng LĐ-TB-XH Nguyễn Bá Hoan nêu ra những hạn chế trong lĩnh vực này. Đó là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu lao động; năng lực của một số tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu; người đi lao động nước ngoài chưa chủ động học nghề, học tiếng; chưa tìm hiểu kỹ thông tin thị trường; ý thức tổ chức hạn chế; vi phạm hợp đồng lao động; vi phạm pháp luật của nước sở tại; hết hạn hợp đồng nhưng không về nước đúng hạn; bỏ trốn khỏi nơi làm việc…


Về mặt Nhà nước, một số cơ chế, chính sách ban hành chậm, thiếu đồng bộ; chi phí đi làm việc ở nước ngoài cao.


Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 dừng ở mức 5,05%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 6,5%, và thấp hơn mức tăng trưởng bình quân mỗi năm 5,87% trong thập niên trước.


Tổng Cục Thống kê Việt Nam đưa ra số liệu chính thức vừa nêu ngày 29/12. Lý do của tình trạng tăng trưởng chậm lại được giải thích do mức cầu yếu đi trên toàn thế giới, vào khi đầu tư công bị chững lại trong công cuộc chống tham nhũng của đảng.


Theo Reuters, Việt Nam là một trung tâm sản xuất trong khu vực lệ thuộc mạnh mẽ vào mậu dịch. Cụ thể xuất khẩu giảm 4,4% trong năm 2023 xuống còn 355,5 tỷ USD; trong đó số điện thoại thông minh lắp ráp tại Việt Nam bán ra thị trường thế giới giảm 8,3%. Đây là mặt hàng mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhất cho Việt Nam.


Nhập khẩu trong năm 2023 giảm 8,9% xuống còn 327.5 tỷ USD.


Biện pháp bù đắp cho tình trạng xuất khẩu giảm mà Chính phủ Hà Nội đưa ra là gia hạn cắt giảm thuế giá trị gia tăng nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, cũng như nỗ lực đẩy mạnh đầu tư công, chủ yếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.


Tuy nhiên trong năm 2023, đầu tư công bị chững lại khi mà chiến dịch chống tham nhũng, thường được gọi là “đốt lò” do Tổng bí thư đảng cộng sản- ông Nguyễn Phú Trọng hô hào, được tăng cường.


Vào tháng qua, Quốc hội Việt Nam thông qua mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2024 là từ 6,0% đến 6,5% và lạm phát trong phạm vi 4% đến 4,5%.


Việt Nam thật đáng tự hào
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào làm chi
Năm mươi năm đảng làm gì?
Thanh niên thất nghiệp phải đi nước ngoài?
Công an khắp nước ra oai
Khiến dân phải chạy ra ngoài kiếm ăn
Đài Loan Nhật Bản Đại Hàn
Xuất phone và chip Việt Nam xuất người!
Nói ra ai đó đừng cười
Chậm sinh đảng sợ thiếu người đưa đi!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Friday, December 29, 2023 1940 EST
1- Tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 ở mức 5,05% do xuất khẩu giảm
2- Kiều hối gửi về Việt Nam trong 30 năm là 190 tỷ USD

Chính phủ Việt Nam cam kết tới cuối năm 2099 sẽ cải thiện nhân quyền là không nghiêm túc!

Kính mời quý bạn xem bài: Chính phủ Việt Nam cam kết tới cuối năm 2099 sẽ cải thiện nhân quyền: không nghiêm túc! By RFA – Tiếng Việt 26-12-2023

Ảnh minh họa: một cuộc họp ở Hội đồng Nhân quyền LHQ vào ngày 9/9/2019
AFP


“Chính phủ Việt Nam cam kết với Liên Hiệp Quốc sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền và một số lĩnh vực khác với hạn thực hiện vào năm 2099, và theo một số nhà hoạt động, Việt Nam hoàn toàn không nghiêm túc khi đưa ra thời hạn này.


Trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948-2023), Chính phủ Việt Nam đã gửi một văn bản với tám cam kết tới Ban thư ký Sáng kiến Nhân quyền 75 (Human Rights 75 Secretariat) của Liên Hiệp quốc.


Thời hạn dự kiến thực hiện các cam kết trên là ngày 31/12/2099, tức là sau kỷ niệm 150 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, theo văn bản của Việt Nam được Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ đăng tải trên website chính thức.


Các cam kết bao gồm tăng cường nhà nước pháp quyền; bảo đảm tốt hơn tất cả các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị; thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó ưu tiên giảm nghèo đa chiều, giảm thiểu bất bình đẳng, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân; tăng cường giáo dục về quyền con người, không bỏ ai ở lại phía sau…


Trên bình diện toàn cầu và khu vực, Hà Nội cam kết tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất với tất cả các nước và các cơ chế của Liên Hiệp quốc về nhân quyền. Chính quyền độc đảng ở Việt Nam cam kết sẽ đóng góp thực chất hơn nữa cho hợp tác nhân quyền trong khối ASEAN, đặc biệt trong công việc của Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và thực hiện Tuyên bố Nhân quyền ASEAN.


Bình luận về thời điểm thực hiện các cam kết, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) nói với RFA trong ngày 26/12:


“Theo tôi, những cái cam kết đó đáng lẽ ra phải là nhiệm vụ đương nhiên của một chính phủ, của một Quốc hội và các cơ quan hữu quan ngay từ khi mới được bầu nếu đó thật sự một nhà nước của dân và do dân thay vì là cam kết đến một lúc nào đó, đặc biệt lại là cam kết với quốc tế đến năm 2099 nữa.


Như vậy, câu hỏi đặt ra là từ giờ đến đó thì nhà nước này là nhà nước gì?!”


Các hướng dẫn của Ban thư ký Sáng kiến Nhân quyền 75 chỉ gợi ý thời hạn tương lai 25 năm sau cho các cam kết có thể được thực hiện để giải quyết các vấn đề dự kiến sẽ leo thang trong những năm tới. Không rõ lý do vì sao chính phủ Việt Nam lại đặt ra thời hạn 75 năm sau để thực hiện các cam kết sửa đổi.


Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga từng bị kết án năm (05) năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và mới mãn hạn tù vào tháng 3 năm nay. Trong tin nhắn gửi RFA, bà đặt câu hỏi về thời điểm mà Nhà nước Việt Nam đưa ra trong cam kết:


“Nội dung cam kết tuân thủ theo công ước nhân quyền quốc tế, vấn đề đặt ra là tại sao không thực hiện ngay từ bây giờ mà đến năm 2099? Có phải chăng nhân quyền là cái gì đó quá xa xỉ với nhà cầm quyền Việt Nam nên mới đặt ra mốc thời gian để thực hiện cam kết như đang đùa giỡn và xem thường công dân Việt Nam cũng như quốc tế?”


Bà cho rằng:


“Nhân quyền và dân quyền như không khí để thở mỗi ngày, là quyền lợi cơ bản của con người mặc nhiên phải được hưởng chứ không phải là món hàng để mua bán, mặc cả, hẹn lần lữa như vậy.”


Một nhà hoạt động ẩn danh ở Hà Nội, lý giải về thời điểm Việt Nam thực hiện cam kết:


“Tôi nghĩ là 2099 là một cái hạn đưa ra để họ mua thời gian thôi. Giả sử họ có lòng, muốn thực hiện cam kết về nhân quyền, dân quyền đi, thì phải có lộ trình, có các cơ chế giúp cho thực hành nhân quyền được tiến triển. Đằng này ta thấy phong trào xã hội dân sự trong những năm gần đây bị đàn áp mạnh. Nhà nước không còn bó hẹp phạm vi đàn áp mà đã mở rộng ra cả những tổ chức xã hội dân sự có đăng ký, vốn trước đây không ai nghĩ bị đàn áp.”


Ông so sánh các cam kết trên với những cam kết gần đây của nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á:


“Cam kết này nó cũng giống như cam kết về giảm phát thải tới năm 2050 Thủ tướng Phạm Minh Chính hứa trong COP26. Hứa cho xong nhiệm kỳ ông ấy, cho đẹp truyền thông thôi.”


Trong khi đó, ông Nguyễn Viết Dũng bằng trải nghiệm của bản thân nói rằng Nhà nước Việt Nam bất nhất trong nhiều vấn đề.


Khi ông bị bắt năm 2017, công an nói với ông rằng Việt Nam là nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, khi ông thi hành án tù sáu năm ở Trại giam Nam Hà vào năm 2022, ông được nghe trên đài truyền hình rằng Việt Nam đang xây dựng chiến lược để hoàn thiện nhà nước pháp quyền đến 2030 và định hướng đến năm 2045.


Ông cho rằng tám cam kết quốc tế trong tháng này của Việt Nam không nghiêm túc.


“Nhà nước Việt Nam không nghiêm túc với chính bản thân họ và với người dân Việt Nam thì làm sao mà họ cam kết có nghiêm túc với quốc tế được. Họ chưa bao giờ nghiêm túc về vấn đề này.”


Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói Việt Nam đang khinh thường cộng đồng quốc tế trong bình luận trong tin nhắn gửi RFA:


“Người ta tự hỏi liệu đây có thực sự là một trò đùa mà chính quyền độc tài Việt Nam đang chơi đùa với Liên Hiệp Quốc hay không, rằng ‘quý vị không thể ép buộc chúng tôi làm bất cứ điều gì’ bằng cách cố tình đặt ra các cam kết của họ đến ngày 31/12/2099.


Điều này rõ ràng là tệ đến mức người ta phải tự hỏi liệu tài liệu này có phải chỉ là một phần của một loại chiến dịch thông tin sai lệch nào đó hay không bởi vì chính phủ nào mà lại đưa ra cam kết sẽ làm điều gì đó trong thế kỷ kế tiếp?


Bằng cách hứa bảo vệ nhân quyền bắt đầu từ đầu thế kỷ tới, vào năm 2099, Chính phủ Việt Nam đang thể hiện sự khinh thường đối với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và hệ thống nhân quyền quốc tế.”


Cựu sỹ quan tình báo Vũ Minh Trí thì đưa ra một lời bình luận ngắn gọn: “Việt Nam nêu thời hạn dự kiến thực hiện cam kết như vậy tức là chẳng cam kết gì.”


Phóng viên gửi email tới Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ và Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) với đề nghị bình luận về thời điểm Việt Nam thực hiện các cam kết trên, tuy nhiên chưa nhận được ngay phản hồi.


Việt Nam là thành viên của nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội… và Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững.


Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế liên tục chỉ trích Chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền trầm trọng, đặc biệt là các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, thông tin, và tôn giáo. Hàng trăm người đang bị cầm tù chỉ vì thực thi hoặc cổ suý các quyền cơ bản trên.


* Cập nhật lúc 5 giờ sáng ngày 27/12
Cập nhật bình luận của ông Phil Robertson- Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW”

Từ nay đến Hai Không Chín Chín
Tôi tin rằng chín chín triệu dân
Đã đem vịt cọng ra sân
Đưa đi gặp lũ mị dân mao hồ!


Với cam kết này Việt cọng tự nhận không có nhân quyền! Thế giới vẫn giao thương với Việt Nam là tiếp tay Việt cọng đàn áp người dân. Cho nên người Việt Nam trong nước phải đứng lên tự cứu mình!
Đánh Tây đánh Mỹ đánh Tàu
Chịu thua Việt cọng là đau ngất trời!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Friday, December 29, 2023 0129 EST

LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ: Lá cờ di sản, là biểu tượng hay truyền thống của dân tộc VN? — (Tác giả : Nguyễn Vạn Bình)

Kính mời quý bạn xem bài: LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ: Lá cờ di sản, là biểu tượng hay truyền thống của dân tộc VN? By Nguyễn Vạn Bình bacaytruc.com 12-28-2023

CoVNCH3


Việt cọng Nguyễn Sinh Hùng từng nói: “Dân bầu dân chịu”, vậy nên người Việt tỵ nạn cọng sản ở Westminter, CA đã bầu đưa tên Nam Quan lên thì cũng nên recall để kéo nó xuống!

Nguyễn Việt Nam
WWRI, Thursday, December 28, 2023 2000 EST
1- SỰ KHÁC NHAU GIỮA DI SẢN VÀ BIỂU TƯỢNG

China says it won’t turn a blind eye to Philippines’ repeated ‘provocations’

Kính mời quý bạn xem bài: China says it won’t turn a blind eye to Philippines’ repeated ‘provocations’ By Laurie Chen
December 28, 20233:55 AM EST Updated 15 hours ago

A Philippine Coast Guard personnel looks through binoculars while conducting a resupply mission for Filipino troops stationed at a grounded warship in the South China Sea, October 4, 2023. REUTERS/Adrian Portugal/File Photo Acquire Licensing Rights

“BEIJING, Dec 28 (Reuters) – China on Thursday said it will not turn a blind eye to repeated “provocations and harassment” by the Philippines, amid heightened tensions over a spate of run-ins in the South China Sea.


Manila earlier this month accused the Chinese coastguard and maritime militia of repeatedly firing water cannons at its resupply boats, causing “serious engine damage” to one, and “deliberately” ramming another.


Calling the accusations “purely false hype,” Wu Qian, a defence ministry spokesperson, said the Philippine side insisted on sending vessels to “intrude into” waters near a disputed shoal and “proactively rammed” a Chinese Coast Guard vessel.


At a news conference, Wu said the China Coast Guard took necessary enforcement measures which were justified and legitimate.


“China is always committed to resolving differences through dialogue and consultation and making joint efforts to maintain maritime stability, but we will not turn a blind eye to the Philippine’s repeated provocations and harassment,” Wu said.


A Philippine military spokesperson said earlier this week the country was not provoking conflict in the South China Sea, after Chinese state media accused Manila of relying on U.S. support to continually antagonize China.


Relations soured between the two neighbours over the South China Sea under Philippine President Ferdinand Marcos Jr, with Manila pivoting back to the United States, which supports the Southeast Asian nation in its maritime disputes with China.


“We urge the U.S. to immediately stop meddling in the South China Sea issue, stop emboldening and supporting Philippine infringement and provocation, and safeguard regional security with concrete actions,” Wu said at the news conference.


Reporting by Laurie Chen, Ella Cao and Ryan Woo; Editing by Muralikumar Anantharaman and Christina Fincher”

Ỷ thế mạnh vạch ranh trên biển
Tự cho mình quyền kiểm soát tàu
Chính Tàu khiêu khích từ lâu
Việt Phi thế yếu lấy đâu chọc Tàu
ASEAN hãy cùng nhau
Thề cùng giữ biển chống Tàu xâm lăng!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Thursday, December 28, 2023 1940 EST
1- US Ally Locked in Dispute with China Condemns ‘All the Violations’

Philippines bác bỏ cáo buộc của Xna về Manila ở Biển Đông

Kính mời quý bạn xem bài: Philippines bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc về Manila ở Biển Đông By RFA – Tiếng Việt 2023.12.26

Minh họa: Phát ngôn nhân quân đội Philippines Medel Aguilar (phải) trong cuộc họp báo nhằm phản ứng với hành động gây hấn của Xna ở Biển Đông hồi tháng 8/2023.
Reuters


“Philippines không kích động xung đột tại Biển Đông như cáo buộc mà Trung Quốc đưa ra.


Reuters loan tin ngày 26/12 dẫn phản bác đưa ra trong cùng ngày của phát ngôn nhân quân đội Philippines Medel Aguilar đối với cáo buộc của Trung Quốc nói Manila xâm phạm lãnh thổ của Hoa Lục.


Phản bác của phía Philippines được đưa ra một ngày sau khi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, có bình luận nói Philippines dựa vào hỗ trợ của Hoa Kỳ để liên tục kích động xung đột với Trung Quốc.


Trong ngày 26/12, Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cũng lên tiếng nói Philippines gây căng thẳng khi gửi tiếp tế đến cho binh sĩ đồn trú trên chiếc tàu đắm tại Bãi Cỏ Mây.


Phát ngôn nhân quân đội Philippines Medel Aguilar khẳng định rằng các hoạt động của Philippines không hề gây nguy hiểm cho tàu thuyền và thủy thủ; trái lại Trung Quốc mới thực hiện cá động thái nguy hiểm mà đôi khi dẫn đến va chạm trên biển.


Ông Medel Aguilar cho rằng Philippines tuân thủ luật pháp quốc tế và thực thi luật của nước này đối với vùng biển chủ quyền và khu đặc quyền kinh tế, nơi Philippines có quyền chủ quyền. Ông này nói rõ chính Trung Quốc mới là phía vi phạm tất cả mọi quy định.


Đây là đợt cáo buộc lẫn nhau mới nhất giữa Trung Quốc và Philippines vào khi căng thẳng gia tăng tại khu vực biển tranh chấp mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.



Kẻ xâm lăng già mồm cáo buộc
Phi yếu khó chống được với Tàu
ASEAN nối kết cùng nhau
Giúp nhau giữ nước chống Tàu xâm lăng!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Tuesday, December 26, 2023 2220 EST
1- Quân đội Philippines: Manila không gây hấn tạo xung đột ở Biển Đông