Tàu cọng tiến hành huấn luyện quân sự ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông

Kính mời quý bạn xem bài: Trung Quốc tiến hành huấn luyện quân sự ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông By VOA – Tiếng Việt 28/07/2023

Tàu chiến Xna phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập ở Biển Đông (ảnh tư liệu, 2010).

“Trung Quốc sẽ tiến hành huấn luyện quân sự ở Biển Đông từ ngày 29/7-2/8 trên một khu vực rộng lớn bao gồm quần đảo Hoàng Sa và bãi Macclesfield, Cục An toàn Hàng hải của nước này cho hay hôm thứ Sáu 28/7. Trung Quốc gọi bãi Macclesfield là quần đảo Trung Sa.


Thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc nói rằng các tàu thuyền bị cấm đi vào khu vực nêu trên trong thời gian diễn ra hoạt động huấn luyện.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các khu vực có nhiều trữ lượng dầu khí ở Biển Đông.


Quần đảo Hoàng Sa, bao gồm 30 hòn đảo, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng, nhưng Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền về một phần quần đảo.


Bãi ngầm Macclesfield – nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 75 hải lý về phía đông – gồm các rạn san hô và bãi cạn, nằm dưới sự quản lý của thị trấn Tam Sa thuộc Trung Quốc, nhưng Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.


Việt Nam chưa thể hiện phản ứng về kế hoạch huấn luyện quân sự mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông.


Trước đây, Việt Nam nhiều lần “kiên quyết phản đối” các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông mà Việt Nam gọi là “các hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.


Bên cạnh việc đưa ra lời phản đối, Việt Nam cũng nhiều lần “yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” và “không tái diễn vi phạm tương tự”.


Việt phản đối thì Tàu vẫn tập
Đã bao lần Tàu tập hàng năm
Không cần e ngại Việt Nam
Bởi vì lãnh đạo Việt Nam quá hèn!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Sunday, July 30, 2023 2130 EST

Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước khác trong khu vực tiếp tục bị tàu Tàu cọng xâm nhập

Kính mời quý bạn xem bài: Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước khác trong khu vực tiếp tục bị tàu Trung Quốc xâm nhập By RFA – Tiếng Việt 2023.07.27

Vị trí của các đội tàu cá của Tàu cọng ở vùng biển phía nam Việt Nam, tàu Shi Yan 6 khảo sát EEZ Việt Nam tuần trước và tàu Tan Suo Yi Hao ở phía đông Philippines
Marine Traffic / RFA


“Theo dữ liệu AIS mà RFA và một số nhà quan sát tình hình Biển Đông ghi nhận được, cuối tháng 7, 2023, Trung Quốc tiếp tục các đợt xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines và các đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương


Hôm 26/7 ông Raymond Powell, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Biển Đông ở Đại học Stanford, thông báo trên Twitter


“Có 19 tàu của Trung Quốc, thuộc các đội tàu Gui Bei Yu, Yue Lian Yu & Gui Fang Yu, tiến hành đánh bắt cá trái phép ngoài khơi bờ biển phía nam của Việt Nam hôm nay. Tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng có khả năng các con tàu này không xin phép Chính phủ Hà Nội vì khu vực này nằm trong yêu sách đường 9 đoạn khổng lồ của Trung Quốc.”


Vị trí của 3 đội tàu cá Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp trong EEZ của Việt Nam, 27/7/2023 (Raymond Powell)

Trả lời câu hỏi của RFA về khả năng sử dụng dữ liệu AIS để theo dõi hoạt động của lực lượng Kiểm Ngư Việt Nam kiểm soát hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở thời điểm cuối tháng 7 này, ông Raymond Powell cho biết:


“Tôi không thể phát hiện ra sự tương tác hiện tại giữa các tàu cá Trung Quốc này và các tàu Kiểm ngư của Việt Nam. Trước đây, tôi đã từng thấy lực lượng giám sát nghề cá hoạt động gần các tàu cá Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng họ không tỏ ra cản trở hoạt động của các tàu cá này.”


Một quan chức Việt Nam không muốn nêu tên nói tàu Kiểm ngư Việt Nam thường tắt tín hiệu định vị AIS để giữ bí mật, nhằm dễ dàng theo dõi tàu cá Trung Quốc. Tuy vậy, trước diễn biến 3 đội tàu đánh cá Gui Bei Yu, Yue Lian Yu và Gui Fang Yu đang hoạt động trong EEZ của Việt Nam hiện nay, sẽ khó hiểu vì sao tàu Kiểm ngư Việt Nam lại cần tắt tín hiệu để dễ dàng theo dõi tàu cá Trung Quốc ở đó. Ông Raymond Powell nêu phán đoán của mình với RFA:


“Tôi có cảm giác Việt Nam đã từ bỏ một phần ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao nếu chúng ta nhận được bình luận từ Chính phủ Việt Nam thì sẽ rất thú vị, bởi vì họ phải cho biết liệu họ có cho phép hoạt động đó hay không. Một lần nữa, tôi cho là Trung Quốc không xin phép Hà Nội, vì Trung Quốc tuyên bố vùng biển mà họ đang đánh bắt cá là của họ do nằm trong đường 9 đoạn, nên việc xin phép Việt Nam sẽ đi ngược lại yêu sách đó.”


Trong một diễn biến khác, đồng thời với hoạt động của 3 đội tàu đánh cá trong vùng EEZ của Việt Nam, tàu khảo sát của Trung Quốc Shi Yan 6 đã xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Philipines từ 7/7/2023. Con tàu này khảo sát ở đó và vùng biển nằm giữa Hoàng Sa và Trường Sa liên tục 10 ngày, rồi xâm nhập và khảo sát trong vùng EEZ của Việt Nam trong hai ngày 17 và 18 tháng 7, rồi quay trở lại vùng EEZ của Philippines. Hôm nay 27/7, con tàu này quay trở lại căn cứ quân sự Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Song song với hoạt động của Shi Yan 6, tàu khảo sát Tan Suo Yi Hao cũng tiến hành khảo sát vùng biển các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.


Trả lời câu hỏi của RFA về khu vực tàu Shi Yan 6 khảo sát ở vùng biển nằm giữa Hoàng Sa và Trường Sa, một khu vực hiếm khi Trung Quốc khảo sát trước đây, ông Raymond Powell ở Đại học Stanford nói ông cần tham khảo thêm các chuyên gia khảo sát thủy văn để hiểu về hoạt động lường và mô tả các đặc điểm vật lý của các vùng nước và các vùng đất tiếp giáp với các vùng nước đó. Về hoạt động của tàu Tau Suo Yi Hao đang khảo sát phía đông Philippines, ở vùng biển các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, diễn ra đồng thời với hoạt động của Shi Yan 6 và các đội tàu đánh cá Trung Quốc trong EEZ Việt Nam, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á ở Trung tâm CSIS, nhận xét:


“Khó có thể nói điều gì nếu chỉ căn cứ trên những hoạt động này. Tuy vậy, các tàu khảo sát của Trung Quốc đã dành nhiều thời gian để tiến hành các cuộc khảo sát đáy biển ở phía đông Philippines trong những năm gần đây. Có lẽ họ muốn hiểu rõ hơn về các điểm đi ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất. Đó là khu vực họ hi vọng sẽ cho lực lượng tàu ngầm hoạt động.”


RFA từng đọc được một số bản tin trên truyền thông nhà nước về việc lực lượng biên phòng Việt Nam bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Ví dụ, năm 2016 có bản tin “trong chuyến tuần tra 17 ngày, biên phòng Hải Phòng đã xua đuổi 112 lượt tàu cá Trung Quốc, đồng thời lập biên bản cảnh cáo, phóng thích đối với 22 tàu cá vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam”, năm 2020, có tin Quảng Ninh bắt giữ tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép. Tuy nhiên, thời gian gần đây, không thấy có những bản tin như vậy.


Việt Nam không phản đối Tàu cọng
Bởi lệ thuộc Tàu cọng quá nhiều
Nợ vay, nguyên liệu, nhập siêu
Điện cúp, khóa cổng, là tiêu Ba Đình!
Chúng đã thần phục Bắc kinh!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Thursday, July 27, 2023 2150 EST

Mưu toan ‘đường lưỡi bò’ và thủ đoạn ‘lấn biển, lấn đất’ tinh vi bởi Tàu cọng đối với Việt Nam

Kính mời quý bạn xem bài: Mưu toan ‘đường lưỡi bò’ và thủ đoạn ‘lấn biển, lấn đất’ tinh vi bởi Trung Quốc đối với Việt Nam Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London 2023.07.26

Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi bò do Xna tự vẽ ra trên biển (minh họa)
AFP


“Trong một động thái trên truyền thông được cho là khá hy hữu, một cơ quan nghiên cứu, phân tích chính sách (think tank) được biết đến khá nhiều ở Ấn Độ là Quỹ nghiên cứu, quan sát Observer Research Foundation (ORF) ngay trong hạ tuần tháng bảy này đã lên tiếng vạch trần tham vọng và phương cách thúc đẩy yêu sách chủ quyền của Trung Quốc rất đáng ‘lo ngại’ khi tiếp tục sử dụng ‘bản đồ đường chín đoạn’ làm công cụ, và cho rằng Việt Nam và các nước ở khu vực ‘có lý’ khi phản đối.


“Mặc dù bản đồ được hiển thị trong cảnh (phim) thực sự là ‘hoạt hình’ với các hình dạng méo mó hầu như không giống các quốc gia, nhưng việc mô tả đường chín đoạn ngay cả trên một bản đồ như vậy vừa vô nghĩa vừa đáng lo ngại. Ngay sau khi có thông báo về lệnh cấm của Việt Nam, mạng xã hội Trung Quốc đã bùng nổ để ăn mừng điều được ‘công nhận’ là quyết định của hãng Warner Bros trong việc ‘đưa đường chín đoạn’ vào sản phẩm phim ảnh của hãng này”, bài viết của nhà nghiên cứu Pratana Shree Basu của ORF hôm 21/07/2023 nêu quan điểm.


‘Thông điệp chiến lược tinh vi’


Gọi phương cách ‘yêu sách chủ quyền’ này của Trung Quốc như một một hình thức đưa ra ‘thông điệp chiến lược’ tinh vi, bài viết của nhà nghiên cứu trên trang mạng của think tank Ấn Độ tiếp tục nhận định:


“Việc hợp pháp hóa một cách sai trái chủ quyền bị xuyên tạc thông qua hình ảnh giải trí cũng là một vấn đề địa chính trị giống như việc các tàu đánh cá của Trung Quốc đi vào lãnh thổ có chủ quyền của Việt Nam hoặc Philippines ngay cả khi nó không có ý nghĩa an ninh truyền thống.”


Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Ấn Độ, Bắc Kinh đã ‘thực hiện các bước tiến lãnh thổ’ trên biển ‘một cách có hệ thống và hung hăng’, trực tiếp đi ngược lại các giới hạn lãnh thổ trên biển do UNCLOS đặt ra, và coi thường phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực với phán quyết khẳng định quyền chủ quyền của Philippines đối với phạm vi vùng biển của nước này ở Biển Đông và ‘xuất bản các bản đồ’ thể hiện toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của chính họ được phân định bởi ‘đường chín đoạn’.


Và bài viết trên tổ chức Think tank của Ấn Độ tỏ ra chia sẻ với việc Việt Nam, bên cạnh một số nước khác trong khu vực, đã ‘có lý’ khi lên tiếng phản đối phương cách được coi là ‘mập mờ’ nhưng rất ‘tinh vi’ về đưa ra yêu sách chủ quyền này của Trung Quốc ở Biển Đông, thông qua truyền thông và các sản phẩm truyền thông, văn hóa quốc tế:


“Đường chín đoạn là đường phân định được Trung Quốc sử dụng để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn đối với gần như toàn bộ Biển Đông… Sự phản đối là có cơ sở bởi vì mặc dù đây chỉ là những bộ phim và chương trình truyền hình có ít hoặc không có mối liên hệ rõ ràng nào với các trật tự địa chiến lược, nhưng việc sử dụng đường chín đoạn đã được coi là ủng hộ các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông, mâu thuẫn trực tiếp với các yêu sách của các quốc gia khác trong khu vực và quan trọng nhất là luật biển quốc tế.


Do đó, các trường hợp lặp đi lặp lại việc sử dụng một phiên bản bản đồ cụ thể (điều hoàn toàn kỳ lạ là phiên bản bản đồ của Trung Quốc về Biển Đông dường như là phiên bản duy nhất mà nhiều nhà sản xuất sử dụng bất chấp gặp sự phản đối nhiều lần) có thể được coi là chứng thực hoặc hợp pháp hóa một lập trường địa chính trị cụ thể. Bản đồ là công cụ quan trọng để thiết lập các ranh giới lãnh thổ có chủ quyền. Và đây là lý do tại sao các phản đối của Việt Nam và khiếu nại do các quốc gia khác đưa ra không chỉ có giá trị mà còn phải được thực hiện nhiều lần như (phản đối chính thức) các trường hợp vi phạm,” bài của quỹ nghiên cứu ORF nhấn mạnh.


Từ Tokyo, Nhật Bản, nhà quan sát thời sự và an ninh khu vực, ông Đỗ Thông Minh đưa ra bình luận trên quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do về ý kiến từ think tank của Ấn Độ:


“Cá nhân tôi cũng chia sẻ suy nghĩ của think tank của Ấn Độ đưa ra, và chúng ta theo dõi tình của Việt Nam trong thời gian qua, tôi ghi nhận ít nhất mười lần (Trung Quốc) cố tình đưa ‘đường lưỡi bò’ hoặc cờ năm sao ‘ngũ tinh kỳ’ vào… Vấn đề ‘đường lưỡi bò’ đã được đưa ra từ lâu, từ thời Tưởng Giới Thạch, lúc đầu giao thông ít, và nội bộ, sách của họ có, thế giới bên ngoài không để ý. Sau này đến thời Tập Cận Bình, (Trung Quốc) đưa nhiều tàu thăm dò khắp mọi nơi, cũng như lắp đặt, trang bị vũ khí ở những đảo v.v…, vấn đề mới trở nên trầm trọng hơn.


Nguyên thủy bản đồ này là 11 đường, nhưng khi Việt Nam ký kết với Trung Quốc về hiệp định trên bộ và trên Vịnh Bắc Bộ, đã chia Vịnh Bắc Bộ theo một hiệp định mới, nên Trung Quốc mới bỏ hai đường mà ‘đâm’ vào Vịnh Bắc Bộ, thành ra bây giờ còn có 9 đường. Phương Tây đôi khi gọi đó là ‘chuỗi hạt trai’, còn Việt Nam gọi là ‘đường lưỡi bò’.”


‘Nhấn mạnh để lưu ý hơn’


Theo ông Đỗ Thông Minh, yêu sách ‘bản đồ đường chín đoạn’ do Trung Quốc đơn phương đưa ra là một vấn đề tranh chấp lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc và bài báo trên think tank của Ấn Độ đã “nhấn mạnh những chuyện xảy ra trong quá khứ để mọi người lưu ý hơn”.


Về phần mình, trong dịp này, nhà quan sát thời sự này cũng đưa ra một số điểm để công luận cùng lưu ý liên quan những điều mà ông cho là những ‘chiêu thức’, ‘thủ đoạn’ mà Trung Quốc đã sử dụng có hệ thống từ trước tới nay, gây ra nhiều thiệt hại về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, ông nói:


“Trong thời gian chiến tranh (Nam – Bắc Việt Nam), Nhà nước Việt Nam giấu hết, đến khi chiến tranh năm 1979, Nhà nước Việt Nam mới tung ra cuốn bạch thư nhỏ, trong đó (hé lộ) có những vụ Việt Nam nhờ Trung Quốc in hộ bản đồ, do Bắc Việt Nam không in được bản đồ, bản đồ phải in nhiều lớp màu, nên phải vẽ theo một phương cách đặc biệt để in, chứ không phải in màu bình thường như bây giờ. Thành ra khi Trung Quốc vẽ bản đồ, in cho Việt Nam, họ đã dời biên giới được vẽ trên bản đồ về phía đất Việt Nam, tức là họ lấn đất của Việt Nam, đó là điều thứ nhất.


Thứ hai là đường xe hỏa, xe hỏa của Bắc Việt Nam lúc đó nhỏ, chỉ có tám tấc, một mét (chiều rộng đường ray), còn đường của Trung Quốc thường là 1,2 mét – 1,4 mét, cho nên khi tới biên giới, đi qua Việt Nam không được nữa, cho nên nhất là trong thời chiến, muốn chuyển vũ khí đi sâu vô Việt Nam, do Bắc Việt Nam không có hệ thống đúc đường sắt, nên cũng nhờ công binh Trung Quốc giúp, thành ra Trung Quốc mới mở những con đường sắt đi sâu vào lãnh thổ Việt Nam, mà sau này Trung Quốc tuyên bố ‘đường sắt đó đi đến đâu, thì đất của chúng tôi tới đó’. Đây là hai trong ba điều được nêu rõ trong cuốn bạch thư của Việt Nam, khi đó ‘chửi hăng lắm’, trước đó thì giấu, bây giờ thì lại giấu, cất giấu những cái đó đi.”


Một ‘thủ đoạn’ khác nữa của Trung Quốc được ông Đỗ Thông Minh đề cập trong dịp này là vấn đề ‘di dời cột mốc’ và ‘lấn biên giới’ trên đường biên giới trên bộ Việt – Trung, nhà quan sát nói:


“Cột mốc biên giới, cho đến nay vẫn còn là một sự mù mờ. Trong lúc thảo luận cả chục năm trước, nhà nước Việt Nam tuyên bố sẽ công khai bản đồ biên giới và những cột mốc, nhưng cho tới ngày hôm nay vẫn chưa có gì. Có một số cột mốc cũ, Trung Quốc đào lên và đem về ‘làm kỷ niệm’, và bây giờ cột mốc mới, Trung Quốc lấn qua đất Việt Nam. Thí dụ như Thác Bản Giốc, ngày xưa có con sông ở đó và Thác Bản Giốc kể như là thác hoàn toàn của Việt Nam, nhưng đến khi điều đình, Trung Quốc không chịu. Khi nhìn vào Thác Bản Giốc, có nghĩa là nhìn vào chiều từ đông sang tây, lưng quay ra biển, chứ không phải là theo hướng bắc – nam khi ta nhìn vào Thác Bản Giốc đó.


Thác này ở bên tay trái cao, nên nước ít, còn thác ở bên tay phải thấp, do nước chảy lâu ngày làm mòn nên thấp, khiến nước càng chảy phía bên này nhiều, cho nên đẹp hơn. Khi hai bên điều đình với nhau, chia lại thác đó, thác thấp chia đôi, còn thác cao vẫn của Việt Nam; trước đây là của Việt Nam trọn vẹn, có cả tem của Thác Bản Giốc nữa, còn bây giờ Việt Nam đành chấp nhận chia đôi phần thác thấp, còn cái hồ ở phía dưới là chung. Vì là hồ, nước đi qua lại, nên không chia đôi hồ, là hồ chung, nhưng du khách có thể lên thuyền, ở phía Việt Nam thì lên thuyền phía Việt Nam, có thể đi qua giữa hồ, qua phía bên kia, nhưng không được lên bờ. Khách Trung Quốc cũng vậy, đi lên thuyền ở phía bên Trung Quốc, có thể đến gần phía Việt Nam, nhưng không được quyền bước chân lên bờ. Có luật về việc đó.”



Khách du lịch Tàu cọng ở thác Bản Giốc trên biên giới giữa VN và Trung Quốc ở tỉnh Cao Bằng hôm 16/1/2009 (minh họa). AFP


‘Từ Ải Nam Quan tới Bãi Tục Lãm’


Ví dụ tiếp theo mà ông Đỗ Thông Minh đưa ra là trường hợp của Ải Nam Quan, mà Trung Quốc gọi là Hữu Nghị Quan, nhà quan sát nói tiếp với RFA:


“Ải Nam Quan, chúng ta may mắn có một số hình ảnh người Pháp chụp thời Pháp – Thanh, hai cổng như nhà ở hai ngõ có hai cửa, không bao giờ hai cửa sát tịt vào nhau hết, bao giờ cũng phải cách cái ngõ. Ở đây, ở Ải Nam Quan có hai sườn núi, cho nên đi lên hai sườn núi có xây tường, để tránh chuyện người ta đi lậu, khi người ta không đi cửa chính, người ta đi sườn núi. Nhưng những chuyện đó xưa lắm rồi, bây giờ không còn nữa, hình thì còn, nhưng trên thực tế thì không còn. Còn hai cổng là các cổng của phía Trung Quốc ngày xưa, ở dưới là cổng vòm tròn, ở trên là hai tầng, cổng đó bây giờ cũng tan rồi, họ xây lại cổng mới, thì ở dưới là vòm tròn, ở trên là ba tầng.


Còn cổng ở phía Việt Nam, nhìn theo tỷ lệ ở trên bản đồ, chúng ta sẽ thấy hai cổng cách nhau qua một đường trống ở giữa khoảng 6m, đường phân chia ở phía nam cổng của Trung Quốc mà bây giờ còn là 3m. Còn cổng ở bên phía Việt Nam, không biết vì lí do gì, về sau biến mất, cho nên Việt Nam chỉ làm trạm bên đường thôi, chứ không phải là hai cổng đấu vào nhau; và ở phía Nam cổng của Trung Quốc mà họ gọi là Hữu Nghị Quan, chỉ cách có 3m. Nhưng bây giờ, nó vào sâu đất của Việt Nam cả trăm mét, và cả khu rộng đó, bây giờ trở thành một quảng trường của phía Trung Quốc mà họ quản lí, mà từ km số 0 của đầu Quốc lộ 1A thì mới là của Việt Nam. Thành ra, đứng ở cột cây số 0km ở đầu đường 1A, chúng ta không còn nhìn thấy cổng của Trung Quốc ở đâu nữa hết, bởi vì nó cách cả trăm mét, tức là nó lấn về phía đất Việt Nam theo chiều sâu là cả trăm mét, còn chiều dài thì không biết, có thể là cả mấy cây số, hay mấy chục cây số. Đó là nguyên chuyện (Ải Nam Quan) đó.”


Ví dụ tiếp theo được nhà quan sát từ Tokyo đề cập là trường hợp của Bãi Tục Lãm, ông Đỗ Thông Minh nói:


“Ở Bãi Tục Lãm có con sông Bắc Luân, con sông Bắc Luân này có một nhánh nhỏ ở dưới, ở giữa nó có một cái đảo Châu, ngày xưa, thời Pháp thuộc, Pháp điều đình với Trung Quốc (Công ước Pháp – Thanh 1887), lấy con sông chính làm đường ngăn chia, cho nên đường ngăn chia (phân giới) thuộc con sông Bắc Luân nhánh chính ở trên, thì đảo Châu thuộc Việt Nam. Nhưng khi điều đình mới đây (ký kết 12/2000, phê chuẩn 6/2004), thì Trung Quốc không chịu, Trung Quốc nói là phân chia phải theo cả nhánh lớn và nhánh nhỏ, cho nên đảo Châu đó bị chia ra, một phần tư đảo Châu đó bây giờ là thuộc Trung Quốc. Như thế không phải là như nhánh chính chia đôi, thì đảo Châu thuộc Việt Nam, mà như Trung Quốc nói tính theo cả con sông nhánh nhỏ nữa, thì Trung Quốc chiếm ¼ Bãi Tục Lãm đó. Người nào đã từng coi sơ bản đồ đó, nói ra là biết ngay sự kiện như vậy.”


Về vấn đề liệu Việt Nam có thiệt hại hay không trong phân định ở khu vực Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, liên quan Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 25/12/2000, phê chuẩn ngày 30/6/2004, ông Đỗ Thông Minh nói tiếp với Đài Á Châu Tự do vẫn trên quan điểm riêng:


“Ngày xưa, thời Pháp – Thanh, từ mũi Móng Cái, là nơi con sông Bắc Luân đổ ra biển, thời Pháp vẽ một con đường thẳng từ Móng Cái vẽ thẳng xuống, gọi là một con đường đỏ (red line) cho dễ nhận ra, trong khi Vịnh Bắc Việt của Việt Nam trũng về phía Tây, ở ngoài khơi có đảo Hải Nam, thành ra khi vẽ thẳng con đường từ Móng Cái xuống, Việt Nam được 65% Vịnh Bắc Bộ. Nhưng đây không phải là Việt Nam ký, mà Pháp với nhà Thanh ký. Bây giờ họp bàn, Trung Quốc không chịu, cho nên Trung Quốc nói rằng con đường phân chia phải ở giữa Vịnh Bắc Bộ, đường ven bờ biển Việt Nam với đảo Hải Nam, khi làm một con đường (phân giới) cong về phía Tây, bây giờ Việt Nam chỉ còn 55% thôi, và Trung Quốc được 45%, thay vì Việt Nam được 65%; như thế, Việt Nam bị mất ở chỗ đó từ 10.000 km2 cho tới 12.000 km2.


Việt Nam còn giữ được một chút là đảo Bạch Long Vĩ, nên còn một chút lợi, nếu không Trung Quốc đòi chia đôi 50-50 ra, thì Việt Nam sẽ mất rất nhiều. Như vậy, trên đất liền, ví dụ như các khu vực Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Việt Nam mất tổng cộng từ 700 tới 720 cây số vuông. Ông Lê Công Phụng, từng một thời làm Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, có lần được ông Lý Kiến Trúc phỏng vấn trên báo Văn Hóa, khi ông Phụng làm Đại sứ ở Mỹ, nói rằng lúc chiến tranh, Trung Quốc giữ khoảng 27 cứ điểm, nhưng khi họp bàn và điều đình, Trung Quốc trả lại cho Việt Nam 21 cứ điểm, còn lại sáu cứ điểm Trung Quốc giữ.”


Làm gì sau ‘thiệt thòi’?


Theo ông Đỗ Thông Minh, sáu cứ điểm này là những nơi Trung Quốc làm nghĩa trang, hoặc đóng quân, và ông nói tiếp:


“Thí dụ như ở vùng Vị Xuyên, sau trận Vị Xuyên – Núi Đất năm 1984, trận mà Việt Nam chết trên 3.000 người, cộng với trước sau đó là 4.000 người, nhưng bây giờ nghĩa trang Vị Xuyên của Việt Nam chỉ có 1.700 liệt sĩ mà thôi, còn hơn 2.000 vẫn còn nằm ở bên đất bên kia.


Tôi không hiểu chuyện chết ‘nghĩa tử là nghĩa tận’ rồi, mà hai bên ký kết ‘16 chữ vàng, 4 tốt’ v.v…, mà sao hơn hơn 2.000 tử sĩ Việt Nam, trong đó đa số là người trẻ, ở những đơn vị tân lập đưa lên để hỗ trợ cho mặt trận quân khu I, quân khu II, cho tới ngày hôm nay vẫn để nguyên như vậy, không có đem xác về.”


Khi được hỏi Việt Nam liệu có thể làm được gì trước những điều được cho là ‘thiệt thòi’ về lãnh thổ, lãnh hải trong phân định với Trung Quốc như ông đã đề cập ở trên, ông Đỗ Thông Minh đáp:


“Chuyện mà Việt Nam hy vọng một ngày nào đó lấy lại (đất đai, biển đảo), tôi thấy rất là khó, có viên chức lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rồi rằng ‘thời này mà không lấy lại được, thì thời sau con cháu sẽ lấy lại’, nói một cách thực ra là hơi vô trách nhiệm, tự nhiên đời anh, anh không cố gắng giữ, anh để mất, anh lại bảo để cho con cháu. Con cháu chưa ra đời, thì đã mang gánh nặng nợ nần về vay mượn (tài chính), bây giờ cái nợ nữa là nợ mất đất, mất biển, mà trong khi thế hệ hiện tại tự vỗ ngực mình là ‘anh hùng, đỉnh cao trí tuệ’ mà lại không làm gì.”


Cuối cùng, khi được hỏi Việt Nam nay cần làm gì để đảm bảo cho việc giữ gìn, bảo vệ được chủ quyền quốc gia và lãnh thổ, lãnh hải tốt hơn, trước các yêu sách chủ quyền đầy thách thức của nước láng giềng Trung Quốc, nhà quan sát nhấn mạnh:


“Tôi nghĩ rằng mời bạn bè vào tiếp tay cho mình, thí dụ như Ấn Độ, cho họ khai thác dầu hỏa, họ có quyền lợi thì đương nhiên họ phải gắn vô, và Ấn Độ vừa tặng cho Việt Nam một tàu chiến của Ấn Độ đóng, nó cũng hơi cũ, nhưng cho thấy Việt Nam với Ấn Độ rất thân thiết với nhau, rồi thân thiết với Nhật, thân thiết với Úc, thân thiết với Mỹ v.v… kéo thêm đồng minh để có thể đối đầu được với Trung Quốc.”


Nước Việt Nam dưới thời cọng sản
Đất và biển chúng bán cho Tàu
Sao không đứng dậy cho mau?
Diệt bè nô hán chống Tàu xâm lăng!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Wednesday, July 26, 2023 2200 EST

Bản đồ cổ TQ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của VN

Kính mời quý bạn xem bài: Người sưu tập bản đồ cổ TQ để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của VN By Mỹ Hằng BBC News Tiếng Việt 21 tháng 7 2023

Kỹ sư hàng không Trần Thắng

Sinh ra và lớn lên ở miền biển Quảng Ngãi, sau khi sang Mỹ học tập và định cư, anh Trần Thắng – hiện là kỹ sư hàng không – vẫn tha thiết với biển đảo quê nhà. Anh đã tốn không ít tiền của và công sức sưu tập hàng trăm bản đồ cổ của Trung Quốc cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa chưa từng thuộc chủ quyền của nước này.

Trong cuộc trò chuyện với BBC News Tiếng Việt, anh Trần Thắng cho biết hành trình sưu tập bản đồ của anh bắt đầu năm 2013, khi TS. Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Thư viện, Viện Hán Nôm, công bố tặng bản đồ nhà Thanh cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Bản đồ này nói về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc dừng lại tại đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc.


“Khi ấy tôi đang lướt mạng tìm mua vài món cổ vật Việt Nam. Tôi đã thử tìm bản đồ Trung Quốc và rất vui khi thấy các bản đồ Trung Quốc giống như bản đồ nhà Thanh.


“Trong đầu tôi thoạt nghĩ, mình phải sưu tập các bản đồ Trung Quốc, Hoàng Sa và Trường Sa giúp cho Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo.”



Đêm đầu tiên, anh Thắng tìm được khoảng năm, bảy bản đồ Trung Quốc do các nước phương Tây phát hành. Anh gửi số bản đồ này về Việt Nam cho TS. Trần Ðức Anh Sơn (nguyên Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng) đánh giá.


Kết quả bước đầu cho thấy đây là những bản đồ có độ tin cậy cao. Có thêm động lực, anh Trần Thắng bắt đầu dấn thân vào hành trình sưu tầm bản đồ cổ Trung Quốc.


Chỉ sau gần một năm, anh sưu tập được 150 bản đồ cổ.


Trong bộ sưu tập có 75 bản đồ Trung Quốc trong 400 năm, từ bản đồ năm 1618 phát hành tại Hà Lan cho đến bản đồ năm 2008 phát hành tại Mỹ. Các bản đồ này đều do các nước phương Tây phát hành.


Ðặt biệt, anh Thắng sưu tập được ba sách Atlas Trung Quốc quí hiếm. Cuốn đầu tiên do Hội truyền giáo Trung Quốc phát hành tại London năm 1908. Và cuốn Trung Hoa Dân Quốc Bưu chính Dư đồ do Bộ Giao thông & Truyền tin Trung Hoa Dân Quốc phát hành năm 1919, tái bản năm 1933.


“Dù bản đồ xuất bản tại Trung Quốc hay tại phương Tây, chúng có chung một điểm là đảo Hải Nam là điểm cuối nằm ở phía nam của Trung Quốc. Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc,” anh Thắng nói.


Trong bộ sưu tập của anh Thắng, có 50 bản đồ Hoàng Sa và 25 bản đồ khu vực Ðông Nam Á. Các bản đồ Hoàng Sa được vẽ nằm sát với nước An Nam (tên gọi Việt Nam ngày xưa).


Anh Thắng tiếp tục gửi toàn bộ bản đồ này về Ðà Nẵng, nơi có Bảo tàng Hoàng Sa, để bảo quản và nghiên cứu.


Những bản đồ đặc biệt quý hiếm


Trong bộ sưu tập của mình, anh Thắng cho hay có những bản đồ đặc biệt quý hiếm. Trong đó phải kể đến bộ sách bản đồ thế giới Atlas sáu quyển do Viện trưởng Viện địa lý Hoàng gia Bỉ, GS. Phillipe Vandermaelen, phát hành năm 1827 và được nhà vua Bỉ phê chuẩn.


“Bộ Atlas cổ này thuộc loại đồ sộ nhứt thế giới trong thời gian bấy giờ. Quyển châu Á có bản đồ Hoàng Sa thuộc về nước An Nam, trên bản đồ Hoàng Sa (Paracels) ghi rất rõ về địa lý và chính trị nước An Nam,” anh Thắng nói.


Ngoài ra còn có sách Atlas Trung Hoa Dân Quốc Bưu chính Dư đồ do Bộ Giao thông Trung Hoa phát hành năm 1919 có 29 bản đồ thể hiện cho thuộc 29 tỉnh, xuất bản bằng ba ngôn ngữ – Trung Hoa, Anh, Pháp. Bản đồ tỉnh Quảng Ðông bao gồm đảo Hải Nam nằm về phía nam của Trung Quốc. Trong phần phụ lục của sách, không ghi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo tiếng Anh hoặc Trung Hoa.


Theo nhận định của anh Thắng, sách Atlas Trung Hoa Dân Quốc Bưu chính dư đồ tái bản năm 1933, không gì thay đổi so với cuốn đầu tiên năm 1919.


“Như vậy bản đồ Biển Ðông ngày nay do Trung Quốc vẽ, gọi là “đường lưỡi bò”, chiếm trọn Biển Ðông, không có trong sách bản đồ nhà nước Trung Hoa Dân Quốc trước năm 1933,” anh Trần Thắng nói với BBC.


Giá trị pháp lý của bộ sưu tập


Theo anh Thắng, Việt Nam có bộ Châu Bản nhà Nguyễn ghi rõ triều đình quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Triều đình nhà Nguyễn có hải đội đi ra Hoàng Sa và Trường Sa hằng năm. Xa hơn, dưới thời Lê, sử sách cũng ghi về hai quần đảo này.


Bộ sưu tập bản đồ của anh Thắng là tư liệu bản đồ về Trung Quốc và Hoàng Sa, do nhà nước Trung Hoa và các nước phương Tây phát hành.


Anh Thắng cho rằng sự kết hợp giữa bộ sưu tập bản đồ cổ của anh và bộ Châu bản nhà Nguyễn sẽ tạo thế vững chắc về pháp lý và lịch sử để bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Ðông của Việt Nam.


Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, GS Carl Thayer từ Đại học New South Wales, Úc – người từng có mặt trong một số triển lãm bộ sưu tập bản đồ của anh Trần Thắng, nhận định:


“Trong các bản đồ luật quốc tế, chẳng hạn như bộ sưu tập đồ sộ của Trần Thắng, không có giá trị pháp lý trừ khi chúng được đính kèm với một hiệp ước để minh họa cho một quan điểm. Nhưng những bản đồ này thực sự có giá trị trong việc chống lại các yêu sách chính trị sâu rộng của Trung Quốc đối với tất cả các thực thể ở Biển Đông dựa trên lịch sử.”


GS Thayer kể lại rằng, ông đã nhiều lần đặt câu hỏi với các học giả và quan chức Trung Quốc tại các hội nghị quốc tế như sau: “Các vị tuyên bố Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, chiếm giữ và quản lý tất cả các thực thể đất ở Biển Đông.


“Các vị có thể cho tôi ví dụ nào về việc Trung Quốc bị một cường quốc nước ngoài buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát hành chính của mình đối với một thực thể ở Biển Đông không? Có xảy ra vũ lực không? Thường dân có bị giết không?


Vì sao ‘Đường lưỡi bò’ của TQ nhiều lần lọt lưới kiểm duyệt VN?


Vụ áo phông lưỡi bò: ‘VN để dành sự giận dữ’


“Tôi chưa bao giờ nhận được một ví dụ nào để giải thích cách thức Philippines, Malaysia, Philippines và Việt Nam chiếm đóng các thực thể đất ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm đóng và quản lý,” GS Carl Thayer nói với BBC.


Theo phân tích của GS Thayer, những tấm bản đồ trong bộ sưu tập của anh Trần Thắng cho chúng ta biết rằng các quan chức Trung Quốc và các chính phủ nước ngoài cũng như các nhà vẽ bản đồ đều đồng ý rằng cho đến thế kỷ 19, Trung Quốc không đưa ra yêu sách nào ngoài đảo Hải Nam.


“Điều đáng chú ý là các bản đồ được sản xuất ở các nước châu Âu khác nhau đều có chung điểm này,” GS Thayer nói.



Cũng theo GS Thayer, trong luật pháp quốc tế, yêu sách chủ quyền phải dựa trên sự chiếm đóng và quản lý liên tục. Và “bộ sưu tập bản đồ của Trần Thắng chỉ là điểm khởi đầu”.


“Ai đã vẽ bản đồ và tại sao họ lại làm như vậy?


“Các yêu sách về chủ quyền phải được các bên yêu sách chứng minh bằng bằng chứng về sự chiếm đóng và quản lý liên tục, chẳng hạn như xây dựng một ngôi đền, ngọn hải đăng, đài phát thanh, trường học và các tài liệu như giấy khai sinh cấp cho cư dân địa phương.


“Yêu sách chủ quyền được coi là có cơ sở khi các quốc gia nước ngoài thừa nhận và tôn trọng sự chiếm đóng và quản lý của một quốc gia khác,” GS Thayer nói với BBC.
Khoảng trống trong giáo dục VN


Trong quá trình tìm hiểu thông tin về Hoàng Sa, Trường Sa và sưu tập các bản đồ cổ, anh Trần Thắng nhận thấy có khoảng trống về thông tin lịch sử của hai quần đảo này trong sách giáo khoa Việt Nam.


“Việc nghiên cứu Biển Ðông của Việt Nam cũng chưa đặt đúng mức độ quan trọng của nó.


“Việt Nam chưa có đủ đội ngủ chuyên viên dầy dạn kinh nghiệm về Biển Ðông bao gồm các mặt như luật pháp quốc tế về biển đảo, địa chính trị, hàng hải, v.v…


“Ngoài ra, dưới sức ép Trung Quốc, Việt Nam phải giữ mức độ dung hòa tránh xung đột ở Biển Ðông,” anh Trần Thắng nhận định.


Anh Thắng nhấn mạnh rằng cần phải đưa thông tin chính xác và đầy đủ về lịch sử hình thành và phát triển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa Việt Nam để giảng dạy cho các thế hệ học sinh về chủ quyền biển đảo của quê hương mình.


Bên cạnh đó, cần xây dựng các bảo tàng về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Ðông để ghi nhận mọi mặt về địa chính trị, du lịch, kinh tế, năng lượng dầu mỏ, khí đốt, sinh thái biển, lịch sử phát triển diễn ra tại các vùng biển này.


“Hiện nay, Việt Nam có nhà trưng bày Hoàng Sa ở Ðà Nẵng và Trường Sa ở Nha Trang ở mức cơ bản. Chúng ta cần xây dựng những nhà trưng bày trở nên chuyên nghiệp và sống động hơn nhằm thu hút người Việt và du khách quốc tế đến tham quan.”


Sau khi bộ sưu tập bản đồ cổ của anh Thắng được công bố, Bộ Thông tin & truyền thông (TTTT) Việt Nam đã kết hợp với bộ sưu tập sẵn có của bộ để tổ chức hơn 100 cuộc triển lãm từ bắc vào nam trong năm 2015-2016.


“Tôi có dự cuộc triển lãm tại Hà Nội và tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tôi cũng nghe nói cuộc triển lãm tại TP. HCM và Ðà Nẵng thu hút hàng ngàn người xem, mọi người sắp hàng dài.


“Sau khi tham dự các cuộc triển lãm, tôi rất vui vì mình đóng góp đôi chút vào công việc và khơi dậy tinh thần nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Việt Nam,” anh Thắng tâm sự.


Không dừng lại ở việc sưu tập bản đồ cổ, anh Thắng còn phối hợp với các tổ chức liên quan tổ chức một số hội thảo Biển Đông, thu hút nhiều học giả Việt Nam và quốc tế. Trong đó có thể kể đến hội thảo do Viện văn hóa và giáo dục Việt Nam (IVCE) mà anh Trần Thắng sáng lập, kết hợp với khoa Ðông Nam Á học thuộc đại học Yale năm 2015.


“Từ hội thảo này, tôi nhận được phản ánh từ các học giả Mỹ rằng tài liệu về Biển Ðông tại Việt Nam viết bằng tiếng Anh rất ít, điều này làm khó khăn cho các học giả Mỹ khi nghiên cứu về Biển Ðông.”


Từ mối quan tâm của học giả Mỹ, anh Trần Thắng nhen nhóm ý định dịch những sách Biển Ðông hay ra tiếng Anh, phục vụ cho các học giả Mỹ, châu Âu, Canada, Úc và phương Tây và thư viện các trường đại học.


Vài năm qua, anh đã thu thập khoảng 100 sách và tư liệu, chọn ra khoảng 20 sách tốt nhất, rồi từng bước chuyển dịch ra tiếng Anh và tìm nhà xuất bản hợp tác.


Anh Thắng cũng gửi tặng bộ sưu tập bản đồ cổ đến 100 thư viện Ðông Nam Á thuộc các đại học hàng đầu tại Mỹ và các học giả Mỹ.


Kỹ sư hàng không Trần Thắng và GS Carl Thayer

“Khi có đầy đủ bản đồ Trung Quốc và Hoàng Sa, sinh viên Mỹ và giáo sư có nguồn tư liệu tham khảo về nguồn gốc của biển đảo khu vực Biển Ðông, nơi có mật độ hàng hải lớn nhứt thế giới. Ðặc biệt, tư liệu bản đồ này chống lại bản đồ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương đưa ra cho thế giới.”


Đôi nét về ‘người sưu tập bản đồ’ Trần Thắng


Anh Trần Thắng sinh ra tại Quảng Ngãi. Khi anh lớn lên, gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống.


Khi anh Thắng đỗ vào Đại học Bách khoa TP. HCM thì gia đình đi xuất cảnh tại Mỹ năm 1991. Tại Mỹ, anh học tại University of Connecticut với ngành kỹ sư cơ khí.


Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Trần Thắng làm việc cho công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000-2020. Anh đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như thiết kế, phân tích mô phỏng, qui trình ráp động cơ…


“Tôi yêu thích công việc hàng không máy bay, nơi rèn luyện cho người kỹ sư nhiều kỹ năng sắc bén, hiểu về mô hình nền công nghiệp máy bay hiện đại,” anh Thắng nói với BBC.


Ngoài công việc chính, anh Trần Thắng cùng bạn bè thành lập Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York năm 2000 với mục đích giới thiệu văn hóa Việt Nam tại các trường đại học và trung tâm văn hóa Mỹ, quảng bá giáo dục Mỹ tại Việt Nam.


Từ năm 2002-2016, anh Thắng của các cộng sự của mình về Việt Nam mỗi dịp hè để làm các hội thảo Du học Mỹ, nhằm giúp cho các bạn trẻ Việt Nam tìm cơ hội du học tại Mỹ.


“Tôi cho rằng từ đó mà làn sóng du học Mỹ hình thành và phát triển mạnh trong 10 năm gần đây,” anh Thắng nói.


Hiện tại anh Trần Thắng đang có dự (án – tính?) xây dựng trường nội trú trung học Mỹ và đại học Mỹ tại Ðà Lạt nhằm thu hút học sinh và sinh viên Mỹ về Việt Nam học ngắn hạn, đồng thời thu hút học sinh và sinh châu Á đến học trong đó có Việt Nam.


Anh cũng chia sẻ về kế hoạch xây dựng Trung tâm Việt-Mỹ nơi tập trung các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và học giả người Việt tại Mỹ để trợ giúp cho TP. HCM và các tỉnh thành khắp Việt Nam.


Có bản đồ lưu vào thư viện
Việt Nam dám đem kiện Tàu không?
Quan tòa cần phải được trông
Để đưa phán xét Hoàng Sa (Paracel) Trường Sa (Spratly) là không thuộc Tàu!
Đồng bào ơi đứng lên mau
Hãy cùng chung sức chống Tàu xâm lăng!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Tuesday, July 25, 2023 2130 EST
1- Biển Đông: Các bản đồ cổ giúp gì VN trong cuộc chiến pháp lý với TQ?
2- Biển Đông: Một mình chống lại Đường Lưỡi bò

China base in Cambodia nears completion in challenge to US naval power

Kính mời quý bạn xem bài: China base in Cambodia nears completion in challenge to US naval power By Demetri Sevastopulo in Washington 2023.07.24
Satellite images show Ream facility will include pier for aircraft carriers

The pier at China’s naval base in Djibouti and the pier at the new base in Cambodia will both be capable of berthing aircraft carriers © BlackSky

“China has made significant progress building a naval base in Cambodia and is close to completing a pier that could berth an aircraft carrier, according to satellite imagery.


Images taken by BlackSky, a US commercial imagery company that has been monitoring the construction at Ream Naval Base, show a nearly complete pier that is strikingly similar in size and design to a pier that the Chinese military uses at its only overseas base in Djibouti.


The Pentagon believes China is building a facility in Cambodia to boost its ability to project naval power. China and Cambodia have denied that the People’s Liberation Army will have access to the base.


China has a bigger navy than the US but lacks the extensive international network of bases and logistics facilities needed to operate as a “blue water” navy that can sail around the world. Access to a base on the Gulf of Thailand would also provide a strategic advantage to China.


“There has been debate inside the [US] government about what exactly China would do with the base and why it would be better than a base in the South China Sea or Hainan Island,” said one former US intelligence official.


China has over the past decade built a number of military bases on reefs and reclaimed land in the South China Sea. But a base in another country could complicate any US military response in the case of a conflict.


“If the US and China went to war, the US could just bomb bases in the South China Sea. But in the case of this base, we would be bombing Cambodian territory,” said the former official.


Dennis Wilder, a former top CIA expert on the Chinese military, said the Ream base would have its “greatest strategic value were tensions in the South China Sea to boil over into a military confrontation”.


“[It] would also extend and enhance China’s naval operating capabilities towards the strategic shipping lanes of the Malacca Strait — a vital choke point in any conflict with the US and its regional allies,” Wilder added.


Ream Djibouti comparison from February 2023 to July 2023



A spokesperson at the Chinese embassy in the US said Cambodia had stated that its constitution banned foreign military bases on its soil and that the construction was to strengthen Cambodia’s capacity. In March, China and Cambodia held their first naval exercise in Cambodian territorial waters.


China frequently responds to criticism by saying that the US military has hundreds of military facilities around the world, including in Asia.


Washington recently reached a deal with Manila that will provide the US military with access to four new bases in the Philippines. Lloyd Austin will this week become the first US defence secretary to travel to Papua New Guinea, in a visit that comes after the two countries signed a security pact that will provide the Pentagon with access to bases in the country.


Recommended
US-China relations
US prepared to address ‘aggressiveness’ of Chinese military
A US Navy handout of the Arleigh Burke-class guided-missile destroyer USS Chung-Hoon observing the Chinese PLA Navy vessel Luyang III, top, while on a transit through the Taiwan Strait


“A naval base [in Cambodia] increases China’s regional influence in south-east Asia, suggesting the developing world is rapidly becoming an arena for US-China military competition,” said Evan Medeiros, a China expert at Georgetown University. “Africa and Latin America could be next.”


BlackSky says the first signs of construction of the pier, which is long enough to berth warships, including aircraft carriers, came in July 2022. China has rapidly built the pier since the end of 2022, images show.


Harrison Prétat, associate head of the Asia Maritime Transparency Initiative at the CSIS think-tank, said the Ream pier was similar to the Djibouti pier with both having a 335-metre section that could berth a Chinese aircraft carrier.


“The similarity to the Djibouti pier certainly is another indicator that China is likely involved in the construction,” said Prétat. “The dispute is about how the facilities would be used.”


Quân cảng tiếp Hàng Không Mẫu Hạm
Đã đủ chưa tiếp cận Việt Nam?
Bao vây bốn hướng nước Nam
Bốn không cũng chết phải làm gì đây?


Không thể nào đu dây Tàu Mỹ
Dùng Cam Ranh mời Mỹ dừng chân
Ấy là thực tế phải cần
Có ai đủ mạnh ở gần bên ta!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Monday, July 24, 2023 2220 EST

Đại học Stanford ra mắt chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Tàu cọng ở Biển Đông

Kính mời quý bạn xem bài: Đại học Stanford ra mắt chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở Biển Đông By RFA – Tiếng Việt 07.19.2023

Ông Raymond Powell, Đại học Stanford, phát biểu ở Manila về chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc trên Biển Đông
Raymond Powell


“Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Đại học Stanford, Hoa Kỳ, vừa ra mắt chương trình nghiên cứu Sealight, khảo sát và truyền thông về chiến lược vùng xám trên biển, trong đó chủ yếu tập trung vào Trung Quốc.


Phát biểu trong hội nghị hôm 12/7/2023 do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Stratbase ADR (ADRi) ở Philippines tổ chức tại Manila, về “Kỷ niệm 7 năm chiến thắng pháp lý ở Tòa trọng tài 2016” trong vụ kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, ông Raymond Powell, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Đại học Stanford, nói:


“Tất cả chúng ta đều muốn giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình và không muốn đối đầu lẫn nhau. Trung Quốc cũng vậy. Nhưng Trung Quốc khác chúng ta ở chỗ chúng ta thì muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình nhưng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và phán quyết của Tòa trọng tài thường trực năm 2016, còn Trung Quốc thì không. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải hiểu rõ chiến lược vùng xám mà Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông. Chúng ta cần hiểu chúng ta xuất phát từ đâu và muốn đạt được kết quả nào trong tương lai.”


Ông Powell cho biết đó là lý do Chương trình Nghiên cứu Biển Đông tại Trung tâm Đổi mới An ninh Quốc gia Gordian Knot của Đại học Stanford thành lập chương trình SeaLight để nghiên cứu về chiến lược vùng xám của Trung Quốc.


Đưa chiến lược vùng xám của Trung Quốc ra ánh sáng


Trao đổi với RFA, ông Powell cho biết SeaLight sử dụng những công nghệ dân sự có sẵn trên thị trường, như các dịch vụ vệ tinh và dịch vụ định vị hàng hải, để làm sáng tỏ chiến lược “vùng xám” trên biển, tức là đưa ra ánh sáng công luận những điều xảy ra trên biển mà “ai đó” không muốn công chúng biết đến.


Các hoạt động vùng xám phổ biến mà Chương trình SeaLight theo dõi và báo cáo rất đa dạng. Đó có thể là các hành vi quấy rối các hoạt động hợp pháp của nước khác, như đánh cá đúng luật, hoạt động an ninh hoặc thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Đó có thể là những chiến dịch xâm nhập dài ngày trái phép vào vùng biển nước khác. Ngoài ra, đó có thể là các biện pháp đe dọa như bao vây tàu thuyền, xây dựng tiền đồn và bồi đắp các đảo nhân tạo, khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).


RFA đặt câu hỏi với ông Powell về lý do Chương trình SeaLight tập trung chú ý chủ yếu vào các hoạt động của Trung Quốc, trong khi có thể không chỉ một mình Trung Quốc mới thực thi chiến lược vùng xám. Ông Raymond Powell chỉ ra lý do “rất đơn giản” là cho đến nay, Trung Quốc đã thực thi các chương trình vùng xám trên biển với mục đích bành trướng và tính chất hung hăng nhất thế giới. Trước hết, đó là yêu sách “đường chín đoạn” rộng lớn và phi pháp của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông đang đẩy các nước láng giềng ra khỏi vùng biển hợp pháp của họ. Trung Quốc đang cố gắng chiếm đoạt tài nguyên của của các nước này cho riêng mình. Ngoài ra, Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng bán quân sự khổng lồ, hay còn gọi là dân quân biển, thường xuyên triển khai cùng với lực lượng Hải cảnh của mình với mục đích quấy rối các hoạt động hợp pháp của các quốc gia khác. Trong đó, Việt Nam là một trong những nạn nhân chủ yếu. Ngoài ra, chương trình xây dựng đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc thực sự rất tham vọng và đã tàn phá môi trường biển, đồng thời làm cho Biển Đông bị quân sự hóa. Cuối cùng, Trung Quốc đã triển khai một đội tàu đánh cá xa bờ khổng lồ và đang phát triển trên toàn cầu. Lực lượng này đang làm cạn kiệt đáng kể nguồn cá của thế giới, không chỉ là trong khu vực Biển Đông.


Việt Nam trong chiến lược vùng xám của Trung Quốc


Đối với câu hỏi về những chiến thuật mà Trung Quốc có khả năng tăng cường hơn nữa trong tương lai để thực thi chiến lược vùng xám của mình đối với Việt Nam, vị Giám đốc Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Đại học Stanford, dự đoán:


“Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng lợi ích của mình ở Biển Đông, nơi mà chúng ta sẽ chứng kiến ngày càng nhiều hơn các cuộc tuần tra của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc trong tương lai. Họ sẽ thực hiện nhiều hành vi quấy rối hơn đối với các mỏ khí đốt của Việt Nam. Họ sẽ đưa nhiều tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn nữa.


Trung Quốc hy vọng Việt Nam sẽ giữ cho các cuộc phản kháng của mình trong im lặng, chỉ diễn ra một cách nhẹ nhàng và khuất mắt công chúng. Khi Việt Nam đi dần vào tình huống đó, các hoạt động của Trung Quốc tiếp tục diễn ra mà không được công khai trước công luận quốc tế thì trạng thái vùng xám bắt đầu phát triển mạnh, theo đúng ý đồ của họ.”


Ông Powell cho rằng Chính phủ Việt Nam đã cố gắng kiên nhẫn quản lý tình hình đang tiếp diễn này. Nhưng họ không thể kìm hãm được làn sóng tăng cường nhanh chóng của lực lượng an ninh hàng hải của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh:


“Hà Nội cần tìm cách khiến Bắc Kinh tính toán lại và làm chậm bước tiến của họ. Việt Nam không có một đồng minh hùng mạnh để tiếp sức như Philippines, vì vậy nước này sẽ cần tìm những cách khác để tăng cường đòn bẩy của mình.


Giống như Philippines, Việt Nam có thể muốn xem xét những cách thức có thể sử dụng trong đó có chiến thuật tiết lộ thông tin công khai về các hoạt động có tính chất vùng xám của Trung Quốc. Bằng cách này, Việt Nam có thể làm cho việc thực thi chiến lược vùng xám của Trung Quốc không còn đơn giản nữa.


Manila đã chứng minh rằng chiến thuật chủ động cung cấp thông tin công khai, đặc biệt là dưới dạng bằng chứng cụ thể với hình ảnh và video, có thể có tác động mạnh mẽ đến dư luận quốc tế, có khả năng khích lệ và đồng thời thu hút sự ủng hộ đáng kể của quốc tế đối với lập trường của mình.”


Một cẩm nang về chiến lược vùng xám


Viết cẩm nang về chiến lược vùng xám trên biển của Trung Quốc để giúp công luận nhận thức về nó rõ ràng hơn là một trong những công việc quan trọng nhất của Chương trình SeaLight, vị Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Biển Đông ở Đại học Stanford cho biết.


Ông nói một cẩm nang như vậy sẽ tăng cường sức đề kháng của khu vực Đông Nam Á đối với các hoạt động triển khai chiến lược vùng xám của Trung Quốc. Nó sẽ giúp khuyến khích các ủng hộ vật chất và tinh thần của các đối tác quốc tế với khu vực này, và hạn chế sự hung hăng của Trung Quốc bằng cách làm họ thấy những thiệt hại lớn hơn mà họ phải gánh chịu nếu tiếp tục chiến lược đó. Ông nói:


“Những điều này rất quan trọng vì công chúng có hiểu về chiến lược vùng xám của Trung Quốc thì họ mới ủng hộ các chính sách đối trọng với Trung Quốc của chính phủ mình.”


Giặc Tàu có chiến lược vùng xám
Nhưng Việt Nam không dám đối đầu
Bởi vì quá lệ thuộc Tàu
Không qua cửa khẩu hoa màu đổ đi!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Saturday, July 22, 2023 2200 EST