Nga – Trung củng cố hợp tác quân sự

Kính mời quý bạn xem bài: Tổng thống Vladimir Putin muốn Nga – Trung củng cố hợp tác quân sự By Thùy Dương – RFI- Đăng ngày: 31/12/2022 – 14:03

Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc hội đàm video với đồng nhiệm Tàu cọng Tập Cận Bình ngày 30/12/2022. AP – Mikhail Klimentyev

“Tổng thống Nga Putin hôm qua hy vọng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du cấp Nhà nước sang Nga vào mùa xuân 2023, để « chứng tỏ với toàn thế giới quan hệ gắn bó chặt chẽ » giữa hai nước. Theo AFP, trong suốt gần 8 phút, ông Putin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng ngày càng lớn của mối quan hệ Nga – Trung như một nguồn tạo sự ổn định và sự cần thiết phải củng cố quan hệ quân sự song phương.
Ông Putin lưu ý, mối hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa hai nước góp phần bảo vệ an ninh Nga – Trung. Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh hai cường quốc từ trước đã có « ý định củng cố quan hệ hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của Nga và Trung Quốc ».
Đáp lại, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Nga trong bối cảnh « khó khăn » nói chung trên thế giới.
Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua tỏ ý lo ngại về việc Trung Quốc ngả sang Nga. Hãng tin Reuters dẫn lời một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, cho rằng « Bắc Kinh khẳng định trung dung, nhưng cách hành xử của họ rõ ràng cho thấy Bắc Kinh vẫn luôn cam kết có các quan hệ mật thiết với Nga », vì thế « Washington đang theo dõi chặt chẽ hoạt động » của Trung Quốc.

Nga cùng Tàu hợp tác quân sự
Thì Việt Nam hãy tự giữ mình
Putin ũng hộ Tập Bình
Làm sao giúp được Ba Đình Trọng ơi!
Một khi Nga bỏ rơi Vịt cọng
Máy bay tàu gãy gọng mặc bây
Giặc Tàu cứ thế lấp xây
Chiếm luôn toàn bộ từ nay thuộc Tàu!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Saturday, December 31, 2022 2000 EST

Philippines chính thức ‘liên lạc trực tiếp’ với Tàu cọng về các quan ngại hàng hải

Kính mời quý bạn xem bài: Philippines chính thức ‘liên lạc trực tiếp’ với Trung Quốc về các quan ngại hàng hải By VOA – Tiếng Việt 29/12/2022

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.

“Philippines sẽ chính thức hóa một chuỗi liên lạc trực tiếp với Trung Quốc vào tháng 1 để tránh “tính toán sai lầm và thông tin sai lệch” ở Biển Đông đang tranh chấp, một quan chức cho biết hôm 29/12, theo Reuters.
Trợ lý ngoại trưởng Philippines Nathaniel Imperial nói trong một cuộc họp báo rằng thỏa thuận này sẽ được ký kết trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tới Trung Quốc bắt đầu từ ngày 3/1/2023.
Ông Marcos, người đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, hứa sẽ “nâng lên cấp độ cao hơn” mối quan hệ của đất nước ông với Trung Quốc, báo hiệu ý định thúc đẩy chương trình nghị sự thân Bắc Kinh của người tiền nhiệm Rodrigo Duterte.
Ông Marcos sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thảo luận về các mối quan hệ song phương, bao gồm cả Biển Đông, ông Imperial cho biết.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không cung cấp thêm thông tin về thỏa thuận này.

Ông Marcos nói thẳng với Tập
Đây biển đảo chính thật của Phi
Ông đừng có hoạt động gì
Khiến cho phương hại Tàu Phi thân tình
Marsos đến Bắc kinh nói rõ
Không e dè chứng tỏ kiên cường
Có đâu như Trọng nhún nhường
Để cho Tập đế chận đường ra khơi!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Friday, December 30, 2022 2100 EST

Chinese jet came within 3 metres of US military aircraft over South China Sea

Kính mời quý bạn xem bài: Chinese jet came within 3 metres of US military aircraft over South China Sea By cna.com 30 Dec 2022 05:31AM (Updated: 30 Dec 2022 05:35AM)

A Chinese Navy J-11 fighter jet is recorded flying close to a US Air Force RC-135 aircraft in international airspace over the South China Sea, according to the US military, in a still image from video taken on Dec 21, 2022. (Photo: US…see more

“WASHINGTON: A Chinese military plane came within 3 metres of a US air force aircraft in the contested South China Sea last week and forced it to take evasive manoeuvres to avoid a collision in international airspace, the US military said on Thursday (Dec 29).
The close encounter followed what the United States has called a recent trend of increasingly dangerous behavior by Chinese military aircraft.
The incident, which involved a Chinese Navy J-11 fighter jet and a US air force RC-135 aircraft, took place on Dec 21, the US military said in a statement.
“We expect all countries in the Indo-Pacific region to use international airspace safely and in accordance with international law,” it added.
A US military spokesperson said the Chinese jet came within 3m of the plane’s wing, but 6m from its nose, which caused the US aircraft to take evasive manoeuvres.
The United States has raised the issue with the Chinese government, a separate US official said.
The Chinese embassy in Washington DC did not immediately respond to a request for comment.
In the past, China has said that the United States sending ships and aircraft into the South China Sea is not good for peace.
US military planes and ships routinely carry out surveillance operations and travel through the region.
China claims vast swathes of the South China Sea that overlap with the exclusive economic zones of Vietnam, Malaysia, Brunei, Indonesia and the Philippines.
Trillions of dollars in trade flow every year through the waterway, which also contains rich fishing grounds and gas fields.
In a meeting with his Chinese counterpart in November, US Defense Secretary Lloyd Austin raised the need to improve crisis communications, and also noted what he called dangerous behavior by Chinese military planes.
Despite tensions between the United States and China, US military officials have long sought to maintain open lines of communication with their Chinese counterparts to mitigate the risk of potential flare-ups or deal with any accidents.
Australia’s defence department said in June that a Chinese fighter aircraft dangerously intercepted an Australian military surveillance plane in the South China Sea region in May.
Australia said the Chinese jet flew close in front of the RAAF aircraft and released a “bundle of chaff” containing small pieces of aluminium that were ingested into the Australian aircraft’s engine.
In June, Canada’s military accused Chinese warplanes of harassing its patrol aircraft as they monitored North Korea sanction evasions, sometimes forcing Canadian planes to divert from their flight paths.
Relations between China and the United States have been tense, with friction between the world’s two largest economies over everything from Taiwan and China’s human rights record to its military activity in the South China Sea.
US House Speaker Nancy Pelosi’s trip to Taiwan in August infuriated China, which saw it as a US attempt to interfere in its internal affairs. China subsequently launched military drills near the island.
The United States has no formal diplomatic relations with Taiwan but is bound by law to provide the island with the means to defend itself.
Source: Reuters/ec

Chắc là vì phi công Tàu muốn
Đến sát bên dễ bắn trúng hơn
Hay vì covid lên cơn
Muốn về cùng Bác hết còn muốn bay!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Thursday, December 29, 2022 2200 EST

Philippines, China clash over new South China Sea flash point

Kính mời quý bạn xem bài: Philippines, China clash over new South China Sea flash point By YUICHI SHIGA and TOMOYA ONISHI, Nikkei staff writers December 28, 2022 14:08 JST

Chinese ships were spotted in a stationary position in the Spratly Islands on Nov. 23. (Photo courtesy of the Philippine military)

“Chinese fishing boats, which are militia ships in effect, carried out landfill work at four reef sites around the Spratly Islands, including Eldad Reef, which is located west of Palawan Island, Bloomberg reported last week. The Western Command (Wescom) of the Armed Forces of the Philippines later confirmed the presence of the Chinese vessels.
The countries have long been embroiled in a territorial dispute in the South China Sea, with regular incidents such as Chinese vessels shadowing a Philippine Navy supply boat around the Spratlys this month.
The Philippine foreign ministry accused China of violating the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, signed by Beijing and the Association of Southeast Asian Nations in 2002, and also the 2016 ruling by a United Nations arbitral tribunal in The Hague that China has no legal base to claim historic rights to the bulk of the South China Sea.

Với giặc Tàu chỉ một mõm đá
Cũng sẽ thành bãi đá cát bồi
Khi xong thì việc đã rồi
Nước nào chống lại khai mồi chiến tranh
Thế cho nên muốn giành chiến thắng
Ngay từ đầu đuổi thẳng Tàu đi
Không cho lấp ló làm gì
Không làm như thế mất đi chủ quyền!
Các nước nhỏ tranh quyền biển đảo
Phải hợp quần bàn thảo cùng nhau
Đừng tham tư lợi với Tàu
Quyết tâm giữ nước chống Tàu xâm lăng.


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Wednesday, December 28, 2022 2100 EST

US Conducted 589 ‘Spy Flights’ Over South China Sea In 2022; Recon Missions Getting Close To Chinese Coasts!

Kính mời quý bạn xem bài: US Conducted 589 ‘Spy Flights’ Over South China Sea In 2022; Recon Missions Getting Close To Chinese Coasts! By Ashish Dangwal -EurAsian Times- December 26, 2022

File Image: US Air Force’s RC-135W spy plane

“The South China Sea Strategic Situation Probing Initiative (SCSPI) collected flight data between January and November 2022.
The flight information for December is not yet available, though, but the SCSPI reports that in December of last year, the US sent 47 reconnaissance planes to patrol the South China Sea region.
The most recent reconnaissance mission occurred on December 21, when the US dispatched aircraft from Kadena air base in Japan and Clark airbase in the Philippines to monitor the Taiwan Strait and the South China Sea region.
These aircraft included three P-8A Poseidon anti-submarine patrol aircraft, one E-3G early warning and control aircraft, and one RC-135V reconnaissance aircraft.

Kể bay nhiều cũng vô tích sự
Vì giặc Tàu vẫn cứ đắp xây
Có nhiều bãi đá giờ đây
Đã thành kiên cố với đầy chiến cơ


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Tuesday, December 27, 2022 2000 EST

A rare look at the South China Sea islands that China has fully militarized

Kính mời quý bạn xem bài: Vivid new photos give you a rare look at the South China Sea islands that a top US commander says China has fully militarized By Michael Peck Dec 26, 2022, 5:37 PM

Buildings and structures on the artificial island built by China at Fiery Cross Reef in the Spratly Islands on October 25. Ezra Acayan/Getty Images

“Want to see what China’s island bases in the South China Sea look like? Take a look at some of the startling images taken by Getty Images photographer Ezra Acayan in October.
They show airfields, radar installations, and military aircraft and warships stationed in the Spratly Islands, which are about 400 miles from the Chinese coast. Beijing has used both natural and artificial islands to build up its military capabilities in the area.
“The function of those islands is to expand the offensive capability of the PRC beyond their continental shores,” Adm. John Aquilino, head of US Indo-Pacific Command, warned in March, referring to the country’s official name, the People’s Republic of China.
From those bases, Chinese forces “can fly fighters, bombers plus all those offensive capabilities of missile systems,” such as anti-ship and anti-aircraft missiles, Aquilino told the Associated Press at the time, calling the islands fully militarized.
Island airbases

An airfield, buildings, and structures on the artificial island built by China at Subi Reef on October 25. Ezra Acayan/Getty Images
This photo shows an airfield on Subi Reef, which China claimed in 1988 and has built up to create an artificial island large enough to accommodate military installations.
A double runway, hangars, and multi-story administrative buildings are all clearly visible.
Missile boats and anti-ship missiles

Buildings and structures on the artificial island built by China at Mischief Reef on October 25. Ezra Acayan/Getty Images
This photo of Mischief Reef shows Chinese Type 022 Houbei-class fast attack boats, which are catamarans armed with YJ-83 anti-ship missiles.
Also visible on shore is what might be covered launchers for land-based missiles. Tom Shugart, a naval expert at the Center for a New American Security, told The Telegraph that garages facing the sea could house “angled cruise missile launchers.”
Gun emplacements on Cuarteron Reef

Buildings and structures on the artificial island built by China at Cuarteron Reef on October 25. Ezra Acayan/Getty Images
In 2016, observers detected gun emplacements on Cuarteron Reef. One of Acayan’s photos shows these weapons stations in greater detail.
You can see several tiered towers, with what analysts have identified as 76 mm naval guns visible on the lower two levels. Above the guns is what could be a gun director, and above them all is a large dome likely housing some kind of radar.
Chinese airborne radar aircraft on runway

A KJ-500 next to buildings and structures on the artificial island built by China at Fiery Cross Reef on October 25. Ezra Acayan/Getty Images
This photo shows a Chinese KJ-500 airborne early warning aircraft on the runway of Fiery Cross Reef. The KJ-500 is based on the Y-9 transport, China’s equivalent to the US’s C-130 Hercules.
The presence of a KJ-500 shows the Fiery Cross Reef runways are long enough to handle larger aircraft, while the hangars are big enough to accommodate H-6 bombers.
The KJ-500 “plays a significant role” in China’s ability to use long-range weapons, Gen. Kenneth Wilsbach, head of US Pacific Air Forces, said this spring, adding that “some of their very long-range air-to-air missiles are aided by that KJ-500.”
Port for Chinese warships

An airfield, buildings, and structures on the artificial island at Fiery Cross Reef on October 25. Ezra Acayan/Getty Images
This photo of Fiery Cross Reef shows the semi-enclosed waters and facilities that make the island a useful naval base.
More than 40 vessels of different types appear to be anchored near Fiery Cross, the Associated Press said in March.
These islands have sports fields

An airfield, buildings, and recreational facilities on the artificial island at Fiery Cross Reef on October 25. Ezra Acayan/Getty Images
What’s striking about this photo of Fiery Cross Reef isn’t the runway and buildings but rather the sports field, which appears to include a running track and an athletic field.
This suggests a Chinese presence that is significant enough that recreational facilities are needed to maintain troop morale.
The size of the field, which is marked and appears to have light poles, indicates that the garrison is large enough to justify such an amenity.
China’s growing reach

An airfield, buildings, and structures on the artificial island at Mischief Reef on October 25. Ezra Acayan/Getty Images
The Spratly Islands are strategically valuable for China. They enable Beijing to project air and naval power hundreds of miles farther than forces on the Chinese mainland can reach. The bases there also allow China to position forces closer to vital areas, such as the chokepoints between the Indian and Pacific oceans.
China has been willing to use force to maintain control of the Spratlys, which are geographically closer to Vietnam, the Philippines, and Malaysia. In 1988, Chinese forces seized Johnson South Reef after battling Vietnamese ships and troops over the disputed island.
The US isn’t the only nation concerned by the Chinese bases. Several countries, including Vietnam, Taiwan, the Philippines, and Malaysia, have made claims in the Spratlys and on other specks of land in the South China Sea. (Vietnam accelerated the expansion of its own outposts in the Spratlys in late 2022, according to the Asia Maritime Transparency Initiative.)
The value of these bases should not be overstated. Their small size, flat and open terrain, and distance from mainland China leaves them vulnerable to bombardment, blockade, or invasion in time of war. Short of war, however, they are a potent reminder of China military reach into one of the world’s most important waterways.

Michael Peck is a defense writer whose work has appeared in Forbes, Defense News, Foreign Policy magazine, and other publications. He holds a master’s in political science. Follow him on Twitter and LinkedIn.

Các đảo này đã quân sự hóa
Cũng do vì Mỹ quá ngây thơ
Kiss Nix hai kẻ ngu khờ
Bỏ Việt Nam để bây giờ loay hoay!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Monday, December 26, 2022 2100 EST

Việt Nam và Indonesia đạt đồng thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế

Kính mời quý bạn xem bài: Việt Nam và Indonesia đạt đồng thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế By Thu Hằng RFI – Tiếng Việt Đăng ngày: 24/12/2022 – 12:35

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (P) tiếp chủ tịch nước Việt nam Nguyễn Xuân Phúc tại dinh tổng thống ở Bogor, tây Java, ngày 22/12/2022. AFP – LAILY RACHEV

“Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết « sau 12 năm đàm phán liên tục, Indonesia và Việt Nam cuối cùng đã kết thúc các cuộc đàm phán về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của hai nước dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 ».
Trang The Diplomat nhắc lại, trong suốt nhiều năm, Việt Nam và Indonesia tìm cách giải quyết chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế quanh quần đảo Natuna. Dù hai nước đã ký một thỏa thuận về ranh giới thềm lục địa vào năm 2003, nhưng vẫn bất đồng về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế, chủ yếu do quan điểm pháp lý khác nhau về cách thực hiện.

Có khó gì đâu hai đường chồng lấn
Cứ chia đôi vùng lấn lên nhau
Rồi cùng đoàn kết bên nhau
Quyết tân giữ biển chống Tàu xâm lăng!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Sunday, December 25, 2022 1940 EST

Tình huống mới trên Biển Đông

Kính mời quý bạn xem bài: Tình huống mới trên Biển Đông By Lê Trường Sa RFA – Tiếng Việt 23-12-2022

Ảnh minh họa: Hình chụp đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa
AMTI


“Trung Quốc lại lén lút bồi lấp ở Trường Sa
Tờ Bloomberg mới gần đây cho hay Trung Quốc đang tiến hành hoạt động xây dựng trên một số thực thể không có người ở trên Biển Đông.[1] Bốn thực thể mà Trung Quốc đang cho xây dựng một cách lén lút, bao gồm đá Ba đầu, đá Tri Lễ, đá An Nhơn và đá Én đất.
Đá Ba Đầu (tên tiếng Anh: Whitsun Reef ) là một phần của hệ thống rạn san hô được gọi là cụm Sinh Tồn bao gồm khoảng 20 cấu trúc địa hình thuộc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Các cấu trúc địa hình trong cụm Sinh Tồn là đối tượng của các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Năm 2020, Philippines đã tố cáo Trung Quốc điều rất nhiều tàu cá xung quanh Đá Ba Đầu.
Về mặt pháp lý, nếu đá Ba Đầu là một đảo nổi trên mặt nước khi thủy triều lên, thì nó sẽ được coi là một đá với lãnh hải riêng rộng 12 hải lý. Nếu đá Ba Đầu là bãi cạn lúc chìm lúc nổi và nằm trong lãnh hải rộng 12 hải lý của một hòn đảo tranh chấp thuộc cụm Sinh Tồn, thì nó sẽ thuộc về nước có lãnh hải bao trùm nó.
Hiện nay, đảo Sinh Tồn Đông (do Việt Nam quản lý) được cho là một đảo nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Đá Ba Đầu dường như nằm trong lãnh hải rộng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông đang có tranh chấp chủ quyền. Do đó, chủ quyền đối với đá Ba Đầu sẽ thuộc về quốc gia cuối cùng có chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông.
VN đã quản lý liên tục trên cụm đảo Sinh Tồn từ năm 1974 (đối với đảo Sinh Tồn) và năm 1978 (đối với đảo Sinh Tồn Đông), 2 đảo này đều là các thực thể nổi được phép mở lãnh hải 12 hải lý bao gồm toàn bộ cụm đảo Sinh Tồn.
Do đó, VN hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các thực thể trong cụm đảo Sinh Tồn.
Tên gọi tiếng Anh của đá Tri Lễ chưa rõ ràng. Theo trang Nghiencuubiendong thì tên tiếng Anh của đá Tri Lễ là Sandy Cay.[2] Nhưng theo một tài liệu của Philippines thì Sandy Cay lại là tên tiếng Anh của đá Hoài An – cũng là một thực thể gần đó.[3]
Sandy Cay nằm trong cụm Thị Tứ, trong đó Thị Tứ là thực thể lớn nhất, đang nằm dưới sự kiểm soát của Philippines.
Sandy Cay là một phần của Cụm Thị Tứ ở khu vực tây bắc của quần đảo Trường Sa. Cụm Thị Tứ bao gồm hai đảo san hô vòng. Đảo san hô phía đông bao gồm hai rạn san hô hoàn toàn chìm dưới nước. Đảo san hô phía tây bao gồm đảo Thị Tứ và một số bãi cát, một trong số đó là Sandy Cay. Đảo Thị Tứ và Sandy Cay là những thực thể nổi lên kể cả khi thủy triều lên cao. Các bãi cát khác hoặc là các thực thể ngập nước hoàn toàn hoặc là các bãi nổi khi thủy triều xuống thấp. Về mặt pháp lý, Sandy Cay được coi là một đá.
Tình hình đáng báo động khi các báo cáo xuất hiện vào tháng 8 năm 2017 cho biết các tàu Trung Quốc đã xuất hiện gần đó và dường như sẵn sàng chiếm giữ thực thể này.[4] Nhưng Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua đảm bảo với Tổng thống Duterte vào thời điểm đó rằng Trung Quốc “không xây dựng bất cứ thứ gì” trên bãi cát.
Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2017, Đại sứ Zhao tuyên bố, không giải thích chi tiết, rằng vụ việc đã “được giải quyết thành công thông qua các kênh ngoại giao”.
Sau đó vào tháng 11 năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tiết lộ rằng Philippines trên thực tế đã cố gắng xây dựng nơi trú ẩn cho ngư dân trên đảo Sandy Cay vào đầu năm đó. Trung Quốc phản đối nỗ lực này và Philippines đã rút binh lính khỏi bãi cát. Không có cấu trúc nào được xây dựng, nhưng nỗ lực này có thể đã khiến Trung Quốc triển khai các cuộc tuần tra tới Sandy Cay, dẫn đến việc các tàu Trung Quốc nhìn thấy gần bãi cát vào tháng 8 năm 2017.[5]
Vào tháng 4 năm 2019, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Sta. Romana cũng tiết lộ rằng Philippines và Trung Quốc trước đó đã đạt được một “thỏa thuận tạm thời” để giữ cho Sandy Cay không có người ở. Đây có thể là thỏa thuận mà hai nước đạt được vào tháng 9/2017.[6]
Năm 2019, Philippines lại tố cáo 275 tàu Trung Quốc xuất hiện gần Thị Tứ, nhưng chủ yếu nhắm vào Sandy Cay.[7]
Năm 2021, Thẩm phán Carpio đã cáo buộc chính quyền Duterte để mất Sandy Cay vào tay Trung Quốc giống như số phận của Bãi cạn Scarborough trước đó.[8] Tuy nhiên, chính quyền Philippines đã phủ nhận vấn đề này.
Đá An Nhơn hoặc có tên gọi khác là cồn san hô Lan Can (tên tiếng Anh là Lankiam Cay). Đá An Nhơn là một thực thể nằm trong cụm Loại Ta. Hiện nay Philippines đang chiếm hữu Loại Ta. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thì Loại Ta chỉ là đá,[9] theo Trung tâm Luật quốc tế của đại học Quốc gia Singapore thì đá An Nhơn là một trong 3 đụn san hô luôn chìm dưới mực nước biển và không có công trình gì ở đó, tính đến năm 2014.[10]
Đá Én Đất (tên tiếng Anh là Eldad Reef) là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này có kích thước lớn nhất cụm, nằm tại cực đông của cụm và cách đá Núi Thị khoảng 7 hải lý (13 km) về phía đông-đông nam.
Theo thông tin của Trung tâm Luật quốc tế NUS dựa trên quan sát hình ảnh vệ tinh năm 2015 thì đá Én Đất dường như là bãi lúc chìm lúc nổi, và chưa có xây dựng gì bên trên.[11]
Báo chí Việt Nam trích dẫn lại từ báo Philippines cho biết, năm 2014 Trung Quốc đã có hành động cải tạo và bồi lấp Én Đất.[12]
Một bài báo Việt Nam cho biết: TQ đã thực hiện nhiều hoạt động xâm phạm đá Ba Đầu từ các năm 1992 (dự định đổ bộ) cho đến 2014 (thả vật thể lạ đóng vai trò phao chủ quyền), 2016 (neo đậu tàu lớn và thả các tốp ngư dân đi thuyền nhỏ vào đánh bắt hải sản) nhưng đều bị Hải quân VN cử các xuồng chủ quyền ra xua đuổi, thu hồi vật thể lạ. Việt Nam còn duy trì động thái chống tiếp cận các đảo không người như vậy ở đá Én Đất, bãi Bàn Than…, qua đó thấy rõ các thủ đoạn tái diễn từ phía TQ.[13]
Với các thông tin về hành động bồi lấp của Trung Quốc tại Trường Sa như vậy, đây là động thái chưa từng có nằm trong mưu đồ lâu dài của Bắc Kinh hòng củng cố các yêu sách đối với lãnh thổ tranh chấp tại khu vực giao thương toàn cầu trọng yếu này.
Trong khi Trung Quốc trước đây đã xây dựng các rạn san hô, đảo và khối đất tranh chấp ở khu vực mà họ đã kiểm soát từ lâu — và quân sự hóa chúng bằng các cầu cảng, đường băng và cơ sở hạ tầng khác. Nhiều quan chức phương Tây đã cảnh báo rằng hoạt động xây dựng mới nhất của Bắc Kinh cho thấy âm mưu thúc đẩy việc lập một nguyên trạng mới, cho dù còn quá sớm để biết liệu Trung Quốc có tìm cách quân sự hóa chúng hay không.
da ba dau-tau trung quoc 7 3 2021.jpeg

Một số trong tổng số hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu ở khu vực gần đảo Đá Ba Đầu ngày 7/3/2021

Philippines lo ngại lên tiếng
Bộ Ngoại giao Philippines đã lập tức đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi hết sức lo ngại vì những hoạt động như vậy trái với cam kết tự kiềm chế của Tuyên bố Ứng xử về Biển Đông và Phán quyết Trọng tài năm 2016.”[14]
Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines lại cho rằng bài báo trên Bloomberg là “tin giả” và viện dẫn trang web SCS Probing Initiative (SCSPI) – một dự án của Bắc Kinh để tuyên truyền về Biển Đông, để chứng minh quan điểm của mình.
SCSPI đã mô tả hoạt động cải tạo bị cáo buộc của Trung Quốc tại ít nhất bốn thực thể ở Biển Đông là “tin giả 100%”.
“Thứ nhất, trong số bốn thực thể được đề cập (trong bài báo của Bloomberg), tất cả đều là các bãi cát và hình dáng của 4 thực thể này đều tự nhiên thay đổi hàng năm,” SCSPI cho biết. “Thứ hai, Sandy Cay đang bị Việt Nam chiếm đóng. Thật nực cười khi đổ lỗi cho Trung Quốc.”[15]
Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải thích vụng về từ phía các chuyên gia Trung Quốc. Trên bài báo của Bloomberg, họ đã kèm theo cả hình ảnh chụp từ vệ tinh đối với các thực thể này, sự thay đổi cấu trúc của các thực thể này có thể thấy rõ là có bàn tay của con người, chứ không phải dấu vết của tự nhiên. Ngoài ra, không biết các chuyên gia của SCSPI không có kiến thức hay là “lập lờ đánh lận con đen” khi khẳng định Việt Nam đang chiếm hữu Sandy Cay. Như đã trình bày ở trên, Sandy Cay là thực thể không có người nào ở trên đó. Còn thực thể mà Việt Nam đang chiếm hữu là Sơn Ca (Tiếng Anh là Sand Cay).
Chưa kể, hồi đầu tháng 12, hàng chục tàu Trung Quốc được cho là do lực lượng dân quân biển của họ điều khiển ở Biển Tây Philippines đã di chuyển gần hơn đến Palawan trong những tháng gần đây, bao gồm cả vùng biển gần các địa điểm của kế hoạch thăm dò năng lượng chung Philippines-Trung Quốc bị hủy bỏ, một quan chức quân sự hàng đầu của Philippines đã cho biết.[16]

Tàu cá của Trung Quốc tại đá Ba Đầu, quần đảo Trường Sa hôm 23/3/2021.
Ảnh Maxar/AP

Việt Nam cần làm gì?
Với các hành động này cho thấy Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng theo cách có lợi cho họ. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải cùng Philippines và các quốc gia Biển Đông khác “giữ nguyên hiện trạng” thông qua các hoạt động ngoại giao, công luận quốc tế, cũng như sức mạnh sẵn có, không thể xảy ra việc thay đổi hiện trạng các thực thể này. Vì điều này sẽ dẫn đến các bất lợi cho tất cả các quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc.
Thứ hai, Việt Nam cũng cần có kế hoạch cụ thể cho việc đặt tên cho các thực thể trên biển Đông thuộc quần đảo Trường Sa, đồng thời công bố rộng rãi các tên gọi này để thống nhất cũng như khẳng định chủ quyền của Việt nam ở đây. Có rất nhiều tên gọi và cách gọi không thống nhất với nhau đối với các thực thể này.
Thứ ba, Việt nam cần công bố rộng rãi các thông tin về các thực thể này, để cho công chúng trong nước và thế giới hiểu rõ vấn đề. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam nhiều hơn. Cho đến nay, mặc dù phía Philippines đã chính thức lên tiếng về vấn đề này, nhưng Việt Nam thì vẫn đang “án binh bất động”.
[1] https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-12-20/china-accused-of-building-on-unoccupied-reefs-in-south-china-sea?leadSource=uverify wall
[2] https://nghiencuubiendong.vn/quan-dao-truong-sa.44068.anews
[3] https://maritimereview.ph/the-controversy-surrounding-sandy-cay-examining-the-public-evidence/
[4] https://www.philstar.com/headlines/2017/08/19/1730865/carpio-china-virtually-occupying-sandy-cay
[5] https://maritimereview.ph/the-controversy-surrounding-sandy-cay-examining-the-public-evidence/
[6] https://maritimereview.ph/the-controversy-surrounding-sandy-cay-examining-the-public-evidence/
[7] https://www.eurasiareview.com/27052019-the-standoff-at-sandy-cay-in-the-south-china-sea-analysis/
[8] https://opinion.inquirer.net/140175/tiny-sandy-cay-reveals-the-big-lie
[9] https://amti.csis.org/dao-loai-ta/?lang=vi
[10] https://cil.nus.edu.sg/wp-content/uploads/2016/06/Loaita-Bank-Lankiam-Reef-Final.pdf
[11] https://cil.nus.edu.sg/wp-content/uploads/2017/08/Tizard-Bank-Eldad-Reef-Final.pdf
[12] https://soha.vn/quoc-te/philippinesbao-cao-mat-ve-hoat-dong-trai-phep-cua-tq-o-truong-sa-20140613130247535rf20140613130247535.htm
[13] https://congan.com.vn/tin-chinh/thay-gi-qua-viec-trung-quoc-dua-luc-luong-dan-quan-bien-tien-vao-bien-dong_109436.html
[14] https://www.philstar.com/headlines/2022/12/21/2232369/philippines-concerned-over-report-chinas-construction-activities-spratlys?utm_medium=twitter&utm_source=dlvr.it
[15] https://www.manilatimes.net/2022/12/22/news/ph-concerned-over-china-reclamation/1871204
[16] https://globalnation.inquirer.net/208965/chinese-militia-vessels-coming-closer-to-palawan
Bài viết không phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Chính Việt Nam cũng đang bồi đắp
Nên không thể phản đối giặc Tàu
Đồng bào cần thức tỉnh mau
Đứng lên giữ nước diệt trừ hán nô!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Saturday, December 24, 2022 2010 EST

Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm mất 25 sách cổ, trong đó có một cuốn liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa

Kính mời quý bạn xem bài: Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm mất 25 sách cổ, trong đó có một cuốn liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa By RFA – Tiếng Việt 2022.12.21

Viện Nghiên cứu Hán Nôm nơi làm thất lạc 25 cuốn sách Hán Nôm cổ
Chụp màn hình


“ Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Văn bản học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm báo động trên trang Facebook cá nhân vụ cơ quan này làm mất 25 cuốn sách cổ viết bằng chữ Nôm mà theo ông Diện là “cực kỳ quan trọng của văn hiến dân tộc” và “liên quan đến cương vực chủ quyền của Việt Nam” ở Biển Đông.
Theo thông cáo của Viện Nghiên cứu Hán Nôm công bố vào ngày 21/12, cơ quan này được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ bảo quản các tài liệu Hán Nôm gồm gần 35.000 cuốn sách và gần 60.000 thác bản văn bia đã có biên mục.
Vào tháng 4/2020, viện tiến hành tổng kiểm kê đầu tiên trong hơn 10 năm qua thì phát hiện thiếu 29 quyển (tập sách đóng rời) và sáu thác bản bia. Sau khi rà soát lại, viện tìm được bốn quyển do để sai chỗ trên giá và bốn thác bản cũng để sai chỗ.
Cho tới thời điểm này, số sách cổ bị mất hoặc thất lạc là 25 quyển. Hai thác bản bị mất nhưng đã có thác bản dự bị đem ra sử dụng. Tuy nhiên, số sách trên đã có bản scan màu và/hoặc bản photocopy làm từ trước, tức là nội dung sách không bị mất.
Thông tin sách cổ quý hiếm biến mất khỏi kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm được Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện- Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Văn bản học của cơ quan này, đưa lên trang Facebook cá nhân cùng tên trong ngày 20/12, một ngày sau cuộc họp tổng kết năm của viện.
Theo ông Diện, trong số những cuốn sách bị mất có bản gốc bộ sách Toàn Việt thi lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (mất 4 cuốn thuộc 3 bộ khác nhau); và hai cuốn Địa dư chí ghi chép địa lý, cương vực, bờ cõi rất quý liên quan đến cương vực chủ quyền của Việt Nam.
Tiến sỹ Diện nói trong số sách quý bị mất còn có Việt âm thi tập- tuyển tập thơ đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Hán, do nhà sử học Phan Phu Tiên (1370-1462) biên soạn và Thị Ngự sử Chu Xa (1407 – ?) kế tục biên soạn.
Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn:
“Bộ Việt âm thi tập là một vốn cổ quý giá, không những về thơ văn, mà nó còn là một tài liệu quý hiếm về cả mặt sử học, vì lời chú dẫn có trong sách. Ngoài ra, nó cho biết kỹ thuật in ấn của Việt Nam lúc bấy giờ.
Ưu điểm nổi bật hơn cả của Việt âm thi tập, đó là niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc Việt, nhất là về tiếng nói đặc sắc mang vẻ đẹp và tâm hồn Việt Nam. Ngày nay, có thể nói phần lớn thơ ca ở thời đại Trần-Hồ và đầu đời Lê còn giữ lại được cũng là nhờ Việt âm thi tập.”
Ông Diện cho biết kho sách mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm được Nhà nước giao quản lý là tài sản quốc gia quý giá. Kho sách này kế thừa các kho sách cổ mà Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tập được.
Chỉ có một người được giao chìa khoá của kho sách cổ và chỉ Viện trưởng có quyền cho phép đưa sách cổ ra khỏi kho hoặc cho phép ai tiếp xúc trực tiếp với các bản sách cổ tại phòng đọc.
Ông Diện cho rằng 25 cuốn sách cổ bị mất là những cuốn “cực kỳ quan trọng của văn hiến dân tộc.”
Trong bài của báo Thanh Niên đăng ngày 21/12, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tuấn Cường nói “Trong số 25 quyển sách trên, có những quyển đã được nghiên cứu kỹ, có những quyển chưa được tìm hiểu nên chưa xác định rõ giá trị nội dung. Vì vậy, để xác định tầm quan trọng của tất cả 25 quyển sách đó, thì cần tìm hiểu kỹ mới xác định được.”
Toàn Việt thi lục hiện còn 11 bộ, trong đó riêng Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu trữ 10 bộ, bộ còn lại hiện lưu trữ tại Hiệp hội Châu Á ở Paris (Pháp).
Ông Diện nói đã đề nghị ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm báo với cơ quan công an về việc sách cổ quý bị mất nhưng Viện trưởng không thực hiện.
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường qua email để đề nghị ông bình luận về sự việc. Trong email phản hồi ông cho biết: “Về sự việc này, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có Thông cáo trên website của đơn vị. Những việc khác đang được tổ chức giải quyết, chưa có thông tin chính thức.”
Phóng viên có gửi email đến ban lãnh đạo của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cơ quan chủ quản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm để đề nghị bình luận nhưng chưa nhận được phản hồi.

Vô trách nhiệm các ngài viện sỹ
Các ngài không giữ kỷ giấy tờ
Liên quan đất nước cõi bờ
Các ngài sao lại hững hờ thế kia?
Hay là vì bên kia mua chuộc
Khiến ai đó bán nước vì tiền
Đúng là thời đại đảo điên
Kể gì đất nước có tiền là hơn
Rồi một khi giang sơn mất trắng
Lũ giặc Tàu dùng hắn hay không
Hỡi ngài viện sỹ các ông
Hãy vì đất nước quan hoài văn thư!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Friday, December 23, 2022 1550 EST

Philippines tăng cường quân đội tại vùng biển tranh chấp

Kính mời quý bạn xem bài: Philippines tăng cường quân đội tại vùng biển tranh chấp By RFA – Tiếng Việt 2022.12.22

Một tàu tuần duyên Philippines (phải) đi ngang qua một tàu tuần duyên China trong cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu hộ ở Biển Đông. (hình minh hoạ) AFP

“Bộ Quốc phòng Philippines vào ngày 22/12 cho tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng tranh chấp ở Biển Đông. Động thái này được đưa ra hai ngày sau khi có báo cáo Trung Quốc đã khởi sự bồi lấp thêm tại bốn thực thể ở khu vực quần đảo Trường Sa.
AFP loan tin dẫn thông cáo của Bộ Quốc Phòng Philippines rằng bất cứ sự lấn chiếm hay cải tạo nào tại các thực thể ở Biển Đông, theo cách gọi của Manila là Tây Philippines, đều là mối nguy cho an ninh của Đảo Thị Tứ.

Philippines gia tăng hiện diện
Còn Việt Nam ẩn hiện nơi đâu
Nếu không quyết chiến với Tàu
Bồi đắp rồi cũng bị Tàu xâm lăng!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Thursday, December 22, 2022 2200 EST