Kể từ ngày 31 tháng Tư

Kính mời quý bạn xem bài: Kể từ ngày 31 tháng Tư By Ngô Nhân Dụng VOA Tiếng Việt 27/04/2023

Vương Hồng Sển chia sẻ được nỗi niềm của người dân miền Nam ngậm ngùi nghĩ tới “buổi sau ngày 30 tháng Tư!”

“Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết…


Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.


Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến. Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm Xưa, Thú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ.


Năm 1993, đã ngoài 90 tuổi, cụ vẫn gắng sức ngồi viết kể tiếp những chuyện đời mình qua cuốn Nửa Đời Còn Lại (Văn Nghệ, California, 1996). Trong cuốn tự truyện thứ nhì này, có hai chỗ Vương Hồng Sển nhắc đến ngày 31 (sic) tháng Tư năm 1975! Lần đầu, cụ viết: “… tôi xin được lẩn thẩn lấy theo sức học đáy giếng mà luận việc trên cao để được tỏ chút nỗi lòng một dân Nam thấp hèn buổi 31 – 4 – 1975.” (trang 285). Nhắc lại: một dân Nam thấp hèn buổi 31 tháng Tư 1975!


Lần viết lộn thứ hai là đoạn Vương Hồng Sển bàn về các cựu thần Nhà Lê đầu thế kỷ 19, qua câu thơ Truyện Kiều “hàng thần lơ láo phận mình ra đâu!” khi họ phải làm bầy tôi triều Nguyễn. Cụ kể, “… tôi đây đã trải cảnh chịu đựng sau ngày 31 – 4 – 1975 ở Sài Gòn, làm tôi bắt nhớ Nguyễn Du năm 1802, …” (trang 291) Vương Hồng Sển đã viết rất dài về tâm sự Nguyễn Du; biện luận rằng trong thân phận “hàng thần lơ láo” đó Tố Như không thể bình tâm mà sáng tác truyện Kiều được.


Vương Hồng Sển nhắc đến ngày “đổi đời” này một lần nữa khi mô tả quang cảnh một khu phố Sài Gòn đang thay đổi. Lần thứ ba này thì cụ viết đúng, “… từ ngày 30 – 4 – 1975 và hiện nay đã trở nên phố xá tấp nập lớp buôn bán, lớp làm cửa hàng to …” (trang 333).


Ba lần viết đến ngày 30 tháng Tư, hai lần lộn thành ngày 31.


Có phải cụ Vương Hồng Sển tuổi già nên viết lộn? Hay là người đánh máy bấm lộn nút số 0 thành số 1?


Giả thuyết thứ hai không đáng tin. Vì nếu người đánh máy bấm ngón tay sai thì chắc có thể bấm lộn số zero qua số 9 chứ không thể là số 1, vì trên bàn máy hai số zero và số 1 xa nhau, một ở đầu, một ở cuối hàng số.


Giả thuyết thứ nhất cũng khó tin. Tác giả có thể tuổi già đã lẫn, nhưng viết sai tới hai lần, đúng vào những chỗ khiến con số 30 viết thành 31 rất có ý nghĩa, thì khó tin. Hơn nữa, Vương Hồng Sển là nhà văn rất thích hài hước, thường dùng ngôn ngữ châm chọc từ các vua, quan tay sai, bọn háo danh, trọc phú, cho tới cả bạn bè.


Khi đọc cả cuốn Nửa Đời Còn Lại này, chúng ta thấy ông già rất minh mẫn. Ông nhắc lại những chuyện thời 1922, 1946, vẫn nhớ và ghi lại từng chi tiết. Vương Hồng Sển nổi tiếng là người có thói quen ky cóp cất giữ các kỷ vật, ghi chép các biến cố trong đời mình rất cẩn thận. Ông còn giữ cái toa thuốc của Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh viết ngày 17 Septembre 1924. Cho nên, có thể đoán khi cụ Vương viết hai lần ngày 30 ra 31 như vậy, phải là cố ý. Đó là một cách phát biểu ý kiến về chính trị.


Cuốn hồi ký vẫn theo “lối văn Vương Hồng Sển!” Tức là cụ kể chuyện miên man, chuyện nọ xọ chuyện kia, lối văn “cà rởn, cà tửng”, nhái giọng Phuc Kiến, Triều Châu theo phong thái Miệt Vườn. Lâu lâu, tác giả “đánh du kích” một câu thấm thía. Đó là những lúc bàn xéo về chính trị! Viết 30 thành 31 là một lối cà rởn để gửi một thông điệp cho những người đồng cảnh, đồng điệu cùng cười với nhau!


Hai lần “cố ý” viết ngày 30 ra ngày 31, tác giả kể lể tâm tình như đang muốn trút ra những “nỗi riêng lớp lớp sóng vùi.” Lần thứ nhất, cụ tự nhận mình thấp hèn như ốc ngồi đáy giếng đòi bàn luận việc “trên cao,” dù chỉ bàn một câu chuyện văn học. Tự nhận mình làm thân “ốc ngồi đáy giếng”, là cách người miền Bắc gọi là “nói kháy.” Không biết các quan ở trên hay thằng dân ở dưới đứa nào mới đúng là ốc ngồi đáy giếng! Cụ đổi thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” thành “ốc” cũng cố ý. Con ếch còn được kêu oang, con ốc chỉ ngậm miệng!


Lần viết lộn thứ hai, Vương Hồng Sển nhắc đến thời đoàn quân của Nguyễn Ánh ra chiếm Bắc Hà. Khi quân miền Bắc thất trận, chỉ có hai người trong giới sĩ phu bị chế độ mới hành hạ. Một là Phan Huy Ích, cựu thần Nhà Lê bị bỏ tù; hai là Cống Chỉnh, theo nhà Tây Sơn, bị đánh đến chết vì thù riêng. Cụ Vương nhắc chuyện cũ, chính là để so sánh với chính sách lừa bắt hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức miền Nam cho vào tù mút mùa sau năm 1975!


Vương Hồng Sển thấm thía thân phận đau đớn vì mất tự do của một trí thức miền Nam. Có lúc đang bàn chuyện Phạm Quỳnh, cụ đánh một câu: “trong nầy ngày nay có miệng mà khó nói nên lời, có tay cầm viết mà khó ghi lời nào khỏi bị sửa chữa, cắt xén – vả lại tôi là người gì mà được phép nói …?” (trang 267). Viết hai chữ “trong nầy” tức là trong miền Nam. Viết “ngày nay” tức thời cộng sản đô hộ, khác thời trước 1975. Chỉ viết bốn chữ, “trong nầy”và “ngày nay” đủ tả nỗi niềm một nhà văn “không được phép nói!”


Tôi là người gì mà dám nói? Nhưng có lúc cụ Vương vẫn phải nói, như khi cụ lên tiếng bênh vực một danh nhân Miền Nam vẫn bị Cộng Sản buộc tội và bêu riếu một cách thô bạo, bất công, là Phan Thanh Giản. Bênh vực Phan Thanh Giản là táo bạo, chống lại cả guồng máy “tuyên giáo” của Đảng Cộng Sản! Sau khi biện luận để phục hồi danh dự Phan Thanh Giản, Vương Hồng Sển viết: “… người đời nay học thuyết mới, tư tưởng theo mới, quên ơn kẻ trồng cây, quên ơn sanh thành đào tạo, …” Những “học thuyết mới, tư tưởng theo mới” này là chủ nghĩa Mác xít!


Năm 1975, lẫn trong đám các nhà văn, nhà thơ và học giả miền Bắc vào Sài Gòn, có nhiều người mang thái độ kiêu ngạo của đoàn quân thắng trận. Họ lên mặt “dạy dỗ, cải tạo” giới văn nghệ và học thuật miền Nam theo đúng đường lối đảng. Nhiều người làm công tác rồi phải “báo cáo” lên cấp trên. Cảnh tiếp xúc hai miền Nam Bắc lúc đó, Vũ Hoàng Chương đã diễn tả qua hai câu: “Rằng vách có tai, thơ có họa – Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh!”


Những người trí thức Sài Gòn như Vương Hồng Sển, cùng Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Thụy Long, Bình Nguyên Lộc, Dương Nghiễm Mậu,vân vân, chọn sống ẩn dật, không chịu ra hợp tác với bọn vua quan mới. Cụ Vương viết: “Tôi dư biết cho thân, thà làm dế sống trong hang, có lẽ được yên thân hơn là múa gáy cho trẻ nhỏ nó biết chỗ trốn, chúng đổ nước ngập hang, bắt dế về nuôi trong hộp diêm, hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ, gãy càng queo râu toi mạng” (trang 84). Nói đến thân phận con dế “nuôi trong hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ,” cũng là một cách “nói móc” những nhà văn theo đuôi cộng sản.


Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết: “Dân Sài Gòn tự khoe tiến bộ ký quỹ, gửi tiền nhà băng, Giải phóng vào, hốt sạch sành sanh, thua xa dân Thổ Trà Vinh, Sốc Trăng … bán lúa mùa nầy xong, chôn bạc giữa lẫm rồi đổ lúa mới lên trên …” (trang 57) Nhắc lại phương cách cất giấu tiền của dân Thổ đời xưa, để so sánh với dân Sài Gòn thời 1975, chỉ cốt viết một câu kết án: “Giải phóng vào, hốt sạch sành sanh!” Trong 7 chữ, Vương Hồng Sển cực tả một vụ cướp bóc đại quy mô, bây giờ còn gọi là “ăn cướp hoành tráng.” Hốt sạch sành sanh! Như vậy gọi là “giải phóng!” Ai đọc tới câu này mà không nghĩ ra, là phụ lòng Vương Hồng Sển!


Vương Hồng Sển chia sẻ được nỗi niềm của người dân miền Nam ngậm ngùi nghĩ tới “buổi sau ngày 30 tháng Tư!” Có lúc kể chuyện Sài Gòn đời xưa, từ năm 1867, trải qua trào Tây, trào Nhật, cụ lại quay qua nói chuyện vua Napoleon III bên Pháp. Rồi chợt cảm khái: “Trở lại người dân đất Sài Gòn, như tôi đã nói, dám chắc không dân nào trí lanh tay xảo hơn. Khi bỏ áo giáp, tuột giầy trận, chịu đi đầy, bán từ bàn thờ tổ tiên, bán ván gõ để nằm dưới gạch, căn đầy kiếp đọa, tiếc đã muộn …” (trang 55). Những nét chấm phá độc đáo: Kẻ thì “bỏ áo giáp, tuột giầy trận, chịu đi đầy;” người ở lại nhà thì “bán bàn thờ tổ tiên, căn đầy kiếp đọa!” Và tất cả đều “tiếc đã muộn!” Nếu trước đây mọi người biết đoàn kết với nhau hơn, cùng chung sức chống lại một chế độ, một chủ nghĩa lạc hậu, man rợ, hiếu chiến và tàn ác, thì đâu đến nỗi này!


Tiếc đã muộn! Chỉ ba chữ, ba chữ gói ghém bao nhiêu nỗi đoạn trường của cái thời buổi “31 tháng Tư!”


Từ tháng tư có ngày ba mốt
Quan thua trận bị nhốt nhiều năm
Quan Bắc đô hộ dân Nam
Tới giờ vẫn vậy thở than là tù!


Hỡi toàn dân phá tù thoát ngục
Hãy quyết đòi dân chủ tự do
Bình quyền bình đẳng ấm no
Bầu ai lãnh đạo là do ý mình!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Sunday, April 30, 2023 2040 EST

Over 100 Chinese vessels spotted in West Philippine Sea

Kính mời quý bạn xem bài: Over 100 Chinese vessels spotted in West Philippine Sea – Philstar.com By Evelyn Macairan – The Philippine Star – Philstar.com
April 29, 2023 | 9:00am

March 22, 2021 aerial photo shows Chinese vessels still present in the Julian Felipe Reef in the West Philippine Sea, well within the Philippine exclusive economic zone and continental shelf. Armed Forces of the Philippines

“MANILA, Philippines — The Philippine Coast Guard (PCG) has spotted a swarm of more than 100 Chinese vessels, including a warship and coast guard ships, during its patrol in the West Philippine Sea (WPS) from April 18 to 24.


In a statement, the PCG said the BRP Malapascua and BRP Malabrigo counted over 100 militia vessels, a corvette class naval ship of the People’s Liberation Army and two Chinese coast guard vessels.


The PCG issued the update on its patrol almost a week after one of the two ships figured in a near-collision with a Chinese coast guard vessel in the vicinity of Ayungin Shoal, which is within the Philippines’ exclusive economic zone (EEZ) and where a detachment of Marines is stationed on a grounded World War II-era transport ship.


But China’s foreign ministry said it was the PCG vessels that made a “premeditated and provocative action.”


The PCG’s patrol covered the waters around Escoda Shoal, Del Pilar Reef, Lawak, Patag, Likas, Parola, Pag-asa, Tizzard Bank, Julian Felipe Reef and Ayungin Shoal.


The PCG said its ships drove away four maritime militia vessels engaged in fishing activities some four nautical miles from Pag-asa Island.


However, 18 Chinese militia vessels detected near Escoda Shoal ignored the PCG’s radio challenge and refused to leave the area.


Seventeen groups of Chinese maritime militia ships in the vicinity of Julian Felipe Reef also ignored the PCG men sent on inflatable boats to try to disperse them.


On April 21, a Chinese warship with bow number 549 confronted PCG vessels through radio challenge some seven nautical miles from Pag-asa Island. The PCG vessels stood their ground, demanding that the Chinese leave the area instead.


On the morning of April 23, two Chinese coast guard vessels made dangerous maneuver s near the Malapascua and Malabrigo in the vicinity of Ayungin Shoal. One of the Chinese vessels almost collided with the Malapascua.


In a tweet, PCG-WPS spokesman Commodore Jay Tarriela said it’s the Chinese that were clearly stirring trouble in the South China Sea.


“China contends that the United States is escalating tensions in the South China Sea, and I am curious how they would characterize these actions. Evidently, the Chinese Coast Guard is performing dangerous maneuver that clearly jeopardize the safety of persons on board a smaller PCG vessel,” he said.


PCG’s fault, says Beijing


Asked about the incident at a regular press briefing yesterday, Chinese foreign ministry spokeswoman Mao Ning said the Philippine boats had “intruded” without China’s permission.


“The Chinese coast guard vessel safeguarded China’s territorial sovereignty and maritime order, in accordance with the law, while taking timely measures to avoid the dangerous approach of Philippine vessels and to avoid a collision,” Mao said.


“It was a premeditated and provocative action for the Philippine vessel to barge into the waters of Ren’ai Jiao with journalists on board, the aim was to deliberately find fault and take the opportunity to hype up the incident,” she added, calling Ayungin Shoal by the name assigned by Beijing.


After confirming the April 23 incident, the Department of Foreign Affairs (DFA) has again called on China to respect the legal rights of the Philippines to conduct patrols in West Philippine Sea.


“First of all, I would like to emphasize that the Philippines has the legal right to carry out routine maritime patrols in our territorial waters and EEZ,” DFA spokesperson Ma. Teresita Daza said in a statement yesterday.


“The deployment of the BRP Malabrigo and BRP Malapascua in the West Philippine Sea from April 18 to 24 was one such mission,” she stressed.


“In terms of DFA’s perspective, every time there’s an incident report, we await the official report coming from all relevant agencies – PCG is one of them. And the DFA actually studies and analyzes, and makes an assessment of it. Based on this incident report, an appropriate diplomatic action is taken,” Daza said at a Palace press briefing.


Asked whether President Marcos has been briefed about the incident, Daza said the Chief Executive has been consistent with his directive to always uphold the country’s interest.


“And in terms of the South China Sea, the President has always been consistent in saying that we will uphold our sovereignty and safeguard our sovereign rights and interest in the South China. And we will do this through diplomacy, military’s law enforcement and public diplomacy action,” she said.


The Chinese interference in the routine patrol mission of the two ships was totally inconsistent with freedom of navigation, she maintained.


“A number of documented incidents also involved highly dangerous maneuvers that were contrary to standard navigational practices,” she pointed out.


“We again call on China to respect the Philippines’ rights over the West Philippine Sea, as provided by UNCLOS, and refrain from actions that may cause an untoward incident,” Daza said, referring to the United Nations Convention on the Law of the Sea.


Alliance


Senators, meanwhile, renewed yesterday their call for the country to lead in forming a broader security alliance in the region to counter China’s aggressiveness.


“The bullying of the Chinese is too much, it was good that our Coast Guard was able to drive away the Chinese vessel, so we fought somehow,” Sen. Jinggoy Estrada, chair of the Senate committee on national defense and security, told reporters.


He said the country obviously cannot fight back militarily. “We have to seek help from our allies,” Estrada said.


Sen. Risa Hontiveros condemned what she described as “the latest in a continuous, unbroken and apparently unrepentant string of incidents that China should be accountable for.”


She said she expects the DFA to file a diplomatic protest at once, as she called on Malacañang to condemn, in the strongest terms, “China’s ceaseless intimidation, torment and threats.”


“At this time, it’s only right to actively and boldly continue in the direction of building bigger alliances. A broader alliance is a better alliance. Let us urgently work on building this bigger coalition of countries who are against China’s misbehavior, who uphold our victory at The Hague and who want to preserve peace and stability in the region,” Hontiveros said.


Senate Minority Leader Aquilino Pimentel III said all concerned parties should work hard to prevent a repeat of the incident. He said all states with claims in the South China Sea and the West Philippine Sea must come up with a code of conduct.


“Otherwise there will always be incidents like this where one party will appear to be a ‘Goliath’, because it is in reality a giant country, and be labeled as a bully. It is to the best interest of all parties to start behaving like civilized, respectful and reasonable neighbors. Start dialogue. Make concrete gains, no matter how small,” Pimentel said.


“We cannot afford to fire the first shot that would trigger a shooting war. My advice to our Coast Guard is to maximize their escape and evasion tactics and remember always that patience is a virtue,” Sen. Ronald dela Rosa said.


Not enough


At the House of Representatives, Deputy Minority Leader France Castro also condemned the Chinese’s hostile maneuver in Ayungin Shoal.


“Steps must be undertaken so that this will not happen again, like lobbying the Asian Parliamentary Assembly and the Inter-Parliamentary Union to condemn such actions,” Castro said, stressing that filing of protest is not enough.


“China is deceitful. While its diplomats say that more lines of communication are now available to avoid skirmishes and misunderstanding in the West Philippine Sea, their coast guard tried to ram our coast guard and are intent in denying us our own waters,” she said. — Michael Punongbayan, Helen Flores, Paolo Romero, Sheila Crisostomo


Đúng là Tàu dương oai diễu võ
Chiến hạm cùng hải giám ngư thuyền
Vào vùng Phi có chủ quyền
Chủ trương xâm phạm chủ quyền của Phi!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Sunday, April 30, 2023 0050 EST

Giỗ Tổ Hùng Vương Năm 4897

Kính mời quý bạn xem bài: Giỗ tổ Hùng Vương năm 2023 By Trần Thị Oanh meta.vn 15/03/2023

Cổng đền Vua Hùng ở Việt Trì, Phú Thọ

“Giỗ tổ Hùng Vương năm 2023 là ngày nào, vào thứ mấy là điều mà rất nhiều người hiện nay đang quan tâm để có thể lên kế hoạch cho một ngày nghỉ lễ thật ý nghĩa.

Giỗ tổ Hùng Vương năm 2023 là ngày nào? Vào thứ mấy?
Giỗ tổ Hùng Vương là ngày gì?
Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương
Giỗ tổ Hùng Vương 2023 là ngày nào, vào thứ mấy?

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày gì?

Cho đến nay, nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết vì sao ngày Giỗ tổ Hùng Vương lại được coi là ngày trọng đại của người Việt mà không phải ngày sinh hay ngày lên ngôi vua. Lý giải về điều này, theo nghiên cứu cổ sử Trung Hoa mà Sử thuyết họ Hùng cho là Bách Việt sử ta thấy: Vua Hạ Vũ được tôn là tổ của nhà Hạ nhưng ông Khải mới chính là vua đầu tiên của nhà Hạ, ông Cơ Xương vẫn được coi là tổ nhà Chu nhưng thực ra con ông là Cơ Phát mới là vua đầu của nhà Chu. Như vậy nghĩa là ngày giỗ của vua tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu khai sáng triều đại.


“Xin được không đồng ý với tác giả về định nghĩa “ngày giỗ của vua tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu khai sáng triều đại”.
Người Việt Nam nào cũng biết giỗ là ngày kỵ người thân đã mất chứ không phải là ngày người thân thành đạt.
Rõ ràng như ví dụ về Vua Gia Long: ngày lên ngôi là 23 tháng 6 năm 1802 (24 tháng 5 năm Nhâm Tuất), ngày mất là 3 tháng 2 năm 1820 (19 tháng 12 năm Kỷ Mão) nên ngày “Giỗ” của Vua Gia Long là 19 tháng Chạp” (https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_Long)


Tương tự, quốc gia của người họ Hùng cũng thế, trước khi trở thành 1 vương quốc bao giờ cũng có thời lập quốc, ngày kết thúc thời lập quốc cũng chính là ngày bắt đầu của thời vương quốc, cả thời gian lập quốc được người Việt “siêu nhiên hóa” thành thời trị vì của vua tổ, ngày vua tổ mất chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, cũng là mốc thời gian bắt đầu khai sinh ra quốc gia, dân tộc, bắt đầu những nét bút đầu tiên trong trang sử hào hùng của người Việt.

Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương
Người Việt Nam từ xưa đã có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba”


Ngày Giỗ tổ Hùng Vương từ xa xưa đã là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước. Cứ đến ngày 10/3 Âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi trên mọi miền đất nước và cả những kiều bào nước ngoài dù ở xa hay ở gần đều hướng về “đất tổ” Phú Thọ để tưởng nhớ công ơn các vị vua đã có những chiến công lẫy lừng cho dân tộc.

Tuy nhiên, ngày Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ mang ý nghĩa của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà còn là ngày đề cao niềm tự hào dân tộc, nhắc nhở chúng ta luôn phải ghi nhớ cội nguồn và những sự hy sinh anh dũng của tổ tiên, các thế hệ đi trước trong công cuộc dựng nước và giữ nước, thông qua đó thúc đẩy việc gìn giữ những giá trị lịch sử, những bản sắc dân tộc đặc trưng của người Việt Nam. Mỗi người trong chúng ta phải không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao của tổ tiên và các anh hùng dân tộc, các chiến sĩ đã ngã xuống trong các cuộc chiến trong quá khứ.

Giỗ tổ Hùng Vương 2023 là ngày nào, vào thứ mấy?


Giỗ tổ Hùng Vương là một dịp lễ quan trọng của người Việt Nam. Lễ Giỗ tổ Hùng Vương thường diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch và kể từ năm 2007, ngày này đã được tính là một ngày nghỉ có hưởng lương trong năm của người lao động. Chính vì vậy, việc dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương là thứ mấy, ngày nào Dương lịch luôn là vấn đề hằng năm được rất nhiều người quan tâm.

Theo Dương lịch, ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2023 (10/3 Âm lịch) sẽ nhằm ngày Thứ Bảy, ngày 29/4 Dương lịch. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ bù. Bạn nên nắm rõ lịch nghỉ lễ này để chủ động sắp xếp những kế hoạch nghỉ ngơi, đi chơi, tổ chức tiệc… cho cả gia đình mà không gây ảnh hưởng đến những ngày làm việc khác trước và sau lễ.

Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2023 là ngày nào, vào thứ mấy rồi phải không? Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã có thêm được những hiểu biết lý thú về ngày lễ trọng đại này của dân tộc.


Để tham khảo thêm nhiều thông tin khác, hãy truy cập ngay META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!”


Văn tế Giỗ tổ Hùng Vương
Việt Nam, ngày 10 tháng 3 năm 4897 Việt lịch. Tế chủ thành tâm chắp tay cúi đầu đảnh lễ dâng hương, kính cáo cùng:
Tiên linh Thủy tổ Việt tộc Kinh Dương vương Lộc Tục
Tiên Linh Việt tổ phụ Lạc Long Quân Sùng Lãm
Tiên Linh Việt tổ mẫu Âu Cơ
Tiên Linh 18 đại Hùng Vương
Tiên Linh tiên vương các triều đại
Tiên Linh các Anh hùng liệt nữ
Tiên Linh trăm họ Âu Lạc Việt
Cáo rằng:
Nước có nguồn, cây có cội
Chim có tổ, người có tông
Bảo tồn bản sắc cội nguồn để làm người không vong bản
Ghi nhớ công nghiệp tiên tổ cho con cháu biết giống dòng
Nhớ chư tổ linh xưa,
Lĩnh Nam một dải hoang vu, công khai phá mồ hôi tràn Đông Hải
Âu Lạc hai dòng hợp nhất, giữ giống nòi máu đỏ đẫm Hoa Nam
Tiếng BỐ ƠI rơm rớm lệ dân Hùng
Lời LY ƯỚC nỉ non đàn chim Việt
Nào bảo bọc dân ương
Nào chăm lo dân hạnh
Chống giặc từ thiếu niên, tài Thánh Gióng vang danh Phù Đổng
Ngăn sông bằng đức tịnh, hạnh Sơn Tinh rạng rỡ Tản Viên
Lo nông tang như An Tiêm, hoang đảo thành đồng dưa trù phú
Tình bao la như Đông Tử, thành trì hóa dạ trạch phiêu diêu
Gương hiếu đạo mộc mạch Lang Liêu
Tình sắc son thủy chung Cao thị
Trống đồng dội vạn thù khiếp vía
Đàn đá reo muôn dân ca xang
Hai nghìn sáu trăm năm dư là bản hùng ca thần nông Bắc địch
Mười tám triều đại nguyên sơ là nôi văn minh thánh tích Nam di
Than ôi,
Một phút sa cơ, ngàn năm quốc hận
May nhờ,
Thiên đức Việt tổ, triệu dân đồng lòng
Chống giặc Bắc, núi sông là hầm chông hào lũy
Hóa dân Nam, chương đạo thay kiếm kích binh đao
Qua gian khó dập dồn, nước non lại đến kỳ thái bình độc lập
Bao chiến công vang dội, con cháu giữ tròn dải gấm vóc non sông
Tuy 54 dân tộc anh em đoàn kết một lòng
Nhưng năm ngàn năm văn hiến chưa xứng đền ơn nghĩa cả
Kính lạy chư linh, chúng con nay:
Mượn nhang đèn thể hiện lòng thành
Dâng bánh trái hàm ơn tiên tổ
Nguyện rằng:
Xem núi sông là máu thịt, quyết bảo toàn từng tấc đất, không phụ chí tổ vương
Tiếp văn hóa từ muôn phương, gắng thu nhập từng phát minh, dựng văn minh Việt tộc
Cố sao cho: Trống trường mãi rền vang, cáo thế giới “Việt sư hưng Việt quốc”
Chiêng quốc lễ ngân dài, nhắc nhân tâm “Nam đế trị Nam bang”
Thắp trăm nén nhang
Lòng thành đảnh lễ
Linh thiêng chư tổ
Chứng dám lòng thành
Nhất tâm hồi hướng Việt tổ thánh linh đăng đàn thụ lễ phiêu thạch ba
Cẩn bái
(luatminhkhue.vn)

Nguyễn Việt Nam
WWRI, Saturday, April 29, 2023 2000 EST
1- Văn tế Giỗ tổ Hùng Vương
2- Tưởng niệm 203 năm ngày vua Gia Long băng hà

Thống đốc bang Michigan của Mỹ ra tuyên bố kỷ niệm sự kiện 30 tháng 4

Kính mời quý bạn xem video:

By VOA Tiếng Việt 28/04/2023

Bốn tám năm Miền Nam bị chiếm
Người Miền Bắc Nam tiến mỗi ngày
Thế nhưng mãi đến hôm nay
Vẫn còn thù hận chưa ngày nguôi ngoai!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Friday, April 28, 2023 2140 EST

Philippines confronts China over sea claims

Kính mời quý bạn xem bài: Tense face-off: Philippines confronts China over sea claims By Jim Gomez – AP 2023-04-26

Philippine and Xna coast guards

“ABOARD BRP MALABRIGO (AP) — A Chinese coast guard ship blocked a Philippine patrol vessel steaming into a disputed shoal in the South China Sea, causing a frightening near-collision in the latest act of Beijing’s aggression in the strategic waterway.


The high seas face-off Sunday between the larger Chinese ship and the Philippine coast guard’s BRP Malapascua near Second Thomas Shoal was among the tense moments it and another Philippine vessel encountered in a weeklong sovereignty patrol in one of the world’s most hotly contested waterways.


The Philippine coast guard had invited a small group of journalists, including three from The Associated Press, to join the 1,670-kilometer (1,038-mile) patrol for the first time as part of a new Philippine strategy aimed at exposing China’s increasingly aggressive actions in the South China Sea, where an estimated $5 trillion in global trade transits each year.


In scorching summer heat but relatively calm waters, the Malapascua and another Philippine coast guard vessel, the BRP Malabrigo, journeyed to the frontlines of the long-seething territorial conflicts. They cruised past a string of widely scattered Philippine-occupied and claimed islands, islets and reefs looking for signs of encroachment, illegal fishing and other threats.


In areas occupied or controlled by China, the Philippine patrol vessels received radio warnings in Chinese and halting English, ordering them to immediately leave what the Chinese coast guard and navy radio callers claimed were Beijing’s “undisputable territories” and issuing unspecified threats for defiance.


Hostilities peaked Sunday morning in the Philippine-occupied Second Thomas Shoal in the Spratly archipelago, the most fiercely contested region in the busy sea channel.


As the two patrol vessels approached the shoal’s shallow turquoise waters for an underwater survey, the Chinese coast guard repeatedly warned them by radio to leave the area, which is about 194 kilometers (121 miles) west of the Philippine island province of Palawan.


After several radio exchanges, a Chinese coast guard caller, sounding agitated, warned of unspecified adversarial action.


A Chinese Coast Guard ship with bow number 5201 blocks Philippine Coast Guard ship BRP Malapascua as it maneuvers to enter the mouth of the Second Thomas Shoal locally known as Ayungin Shoal at the South China Sea on Sunday, April 23, 2023. The near-collision was among the tense confrontations encountered by two Philippine government vessels against China, which undertook a weeklong voyage in one of the world’s most hotly contested sea passages to assert Philippine sovereignty. (AP Photo/Aaron Favila)
1 of 29


A Chinese Coast Guard ship with bow number 5201 blocks Philippine Coast Guard ship BRP Malapascua as it maneuvers to enter the mouth of the Second Thomas Shoal locally known as Ayungin Shoal at the South China Sea on Sunday, April 23, 2023. The near-collision was among the tense confrontations encountered by two Philippine government vessels against China, which undertook a weeklong voyage in one of the world’s most hotly contested sea passages to assert Philippine sovereignty. (AP Photo/Aaron Favila)
After several radio exchanges, a Chinese coast guard caller, sounding agitated, warned of unspecified adversarial action.


“Since you have disregarded our warning, we will take further necessary measures on you in accordance with the laws and any consequences entailed will be borne by you,” the Chinese speaker said.


A Chinese coast guard ship rapidly approached and shadowed the smaller Malapascua and the Malabrigo. When the Malapascua maneuvered toward the mouth of the shoal, the Chinese ship suddenly shifted to block it, coming as close as 36 to 46 meters (120 to 150 feet) from its bow, said Malapascua’s skipper, Capt. Rodel Hernandez.


To avoid a collision, Hernandez abruptly reversed his vessel’s direction then shut off its engine to bring the boat to a full stop.


Filipino personnel aboard the vessels — and journalists, who captured the tense moment on camera — watched in frightened silence. But the Malapascua steered just in time to avoid a potential disaster.


Hernandez later told journalists that the “sudden and really very dangerous maneuver” by the Chinese coast guard ship had disregarded international rules on collision avoidance. He had the Philippine vessels leave the area after the encounter for the safety of the ships and personnel.


Earlier, a huge Chinese navy ship shadowed the two Philippine patrol vessels in the dark of night as they cruised near Subi, one of seven barren reefs China has transformed in the last decade into a missile-protected island base. The Chinese navy ship radioed the Philippine vessels “to immediately leave and keep out.”


The coast guard radioed back to assert Philippine sovereign rights to the area before steaming away.


China has long demanded that the Philippines withdraw its small contingent of naval forces and tow away the actively commissioned but crumbling BRP Sierra Madre. The navy ship was deliberately marooned on the shoal in 1999 and now serves as a fragile symbol of Manila’s territorial claim to the atoll.


Chinese ships often block navy vessels delivering food and other supplies to the Filipino sailors on the ship, including just a few days earlier, Hernandez said.


As hostilities between Chinese coast guard and navy ships and the Philippine patrol vessels were unfolding, Chinese Foreign Minister Qin Gang was in Manila, where he held talks with his Philippine counterpart and President Ferdinand Marcos Jr. on Saturday. China was willing to work with the Philippines to resolve differences and deepen ties, Qin said.


The Chinese Embassy in Manila did not immediately respond to an AP request for comment on the encounters.


In another Philippine-claimed reef called Whitsun, the Philippine patrol vessels spotted more than 100 suspected Chinese militia ships arrayed side by side in several clusters in the shallows. China says the huge trawler-like ships are fishing vessels, but Manila’s coast guard suspects they are being used for surveillance or to hold the reef for future development.


Filipino coast guard personnel aboard two motor boats approached the Chinese ships and ordered them through a loudspeaker to leave, but none did.


Philippine officials required participating journalists to not immediately release information about the trip to ensure the safety of the mission and to give the coast guard time to brief defense, justice and foreign affairs officials in charge of handling the touchy territorial conflicts.


Faced with a militarily far-superior China in the disputed waters, the Philippines launched the campaign early this year to expose the Asian superpower’s aggression, hoping public awareness and criticism will force Beijing to abide by international law.


Philippines coast guard spokesperson Commodore Jay Tarriela said the strategy was working. He noted the Chinese ambassador in Manila was prompted to hold a news conference to explain Beijing’s side amid outrage over a publicly released video that showed a Chinese coast guard ship aiming a military-grade laser in early February that temporarily blinded two crewmembers of the Malapascua off Second Thomas Shoal.


“We are David,” Tarriela said, likening the Philippines to the underdog hero of the Biblical story. “We believe that through the publication of all these aggressive actions of China, we would find friends who would criticize Goliath.”


The territorial conflicts involving China, the Philippines, Vietnam, Malaysia, Taiwan and Brunei have long been regarded as an Asian flashpoint and a delicate fault line in the rivalry between the United States and China in the region.


While the U.S. lays no claims to the South China Sea, it has deployed its warships and fighter jets for patrols and military exercises with regional allies to uphold freedom of navigation and overflight, which it says is in America’s national interest.


Beijing has criticized a recent agreement by the Philippines and the U.S. to grant American forces access to additional Filipino military camps. China fears the access will provide Washington with military staging grounds and surveillance outposts in the northern Philippines across the sea from Taiwan, which Beijing claims as its territory, and in provinces facing the South China Sea, which Beijing claims virtually in its entirety.


Washington has repeatedly warned that it would help defend the Philippines — its oldest treaty ally in Asia — if Philippine forces, ships or aircraft are attacked in the South China Sea.


With multiple conflicts looming in what appears to be a placid expanse of sea, where dolphins and starlit night skies send seafarers grabbing their cameras, Malabrigo’s skipper Julio Colarina III said he would always strive to stay on the right side of a geopolitical minefield.


“As much as possible we’ll avoid conflict in the area,” he said. “All these competing interests just need one spark.”
___
Associated Press journalists Joeal Calupitan and Aaron Favila contributed to this report.___
Find more of AP’s Asia-Pacific coverage at https://apnews.com/hub/asia-pacific”


Tàu tuần biển của Phi quá nhỏ!
Vẫn hiên ngang chứng tỏ chủ quyền
Để tàu hải giám bá quyền
Biết chúng vi phạm chủ quyền của Phi!


Có lẽ cần sử dụng tàu chiến
Giữ biển đảo khỏi biến thành Tàu
ASEAN phải cùng nhau
Quyết tâm giữ đảo chống Tàu xâm lăng!

Nguyễn Việt Nam
WWRI, Thursday, April 27, 2023 2200 EST

Điều cần làm để chống lại lệnh cấm đánh bắt cá của Tàu cọng ở Biển Đông

Kính mời quý bạn xem bài: Điều cần làm để chống lại lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông By Hoàng Sa RFA-Tiếng Việt 2023.04.26

Tàu cá của ngư dân ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, ngày 1/7/2014 (minh họa)
Reuters


Đến hẹn lại lên

Ngày 13 tháng 3 năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc (MOA) đã công bố sửa đổi quy định thời gian cấm đánh bắt cá hàng năm sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15 /4/2023. Lệnh cấm đánh bắt áp dụng cho tất cả các loại tàu đánh cá, bao gồm cả tàu phụ trợ đánh cá.[1]


Lệnh cấm đánh bắt cá sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/5 và kéo dài không dưới ba tháng. Thời gian dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt do cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xác định và báo cáo MOA.


Lệnh cấm đánh bắt cá này áp dụng đối với các tàu cá từ bất kỳ quốc gia nào đánh bắt cá ở các khu vực Biển Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông và do lực lượng Hải cảnh Trung Quốc thực hiện việc cấm này.


Trung Quốc đã đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá này từ năm 1999. Tuy nhiên, trước đây, lệnh cấm này chỉ kéo dài hai tháng, còn vài năm trở lại đây, lệnh cấm này được phía Trung Quốc kéo dài tới hơn ba tháng. Theo giải thích từ phía Trung Quốc, lệnh cấm đánh bắt cá này là “một phần trong nỗ lực của nước này nhằm thúc đẩy phát triển nghề cá trên biển một cách bền vững và góp phần cải thiện hệ sinh thái biển”.[2]


Mục đích thực sự của lệnh cấm đánh bắt cá


Nhưng có phải chính sách cấm đánh bắt cá của Trung Quốc thực sự dựa trên mối quan tâm đối với việc bảo vệ môi trường biển? Hay đó chỉ là một chiến lược cho phép Trung Quốc chèn ép các đối thủ và thể hiện chủ quyền mà họ đã tuyên bố chủ quyền đối với khu vực?


Vấn đề bền vững nghề cá biển thực sự là một vấn đề lâu dài và chưa được giải quyết, đặc biệt là ở Biển Đông. Nguồn lợi thủy sản rất cần thiết cho 190 triệu người cư trú ở các khu vực ven biển của Biển Đông, hơn 77% trong số họ phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản nổi để cung cấp lượng protein hàng ngày hoặc thu nhập gia đình.[3]


Nhu cầu cao này đòi hỏi một nguồn cung mạnh. Sản lượng đánh bắt hàng năm ở Biển Đông chiếm hơn 12% tổng số cá đánh bắt trên thế giới, dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức ở Biển Đông.[4]


Kể từ những năm 1980, trữ lượng thủy sản ở Biển Đông đã giảm nhanh chóng. Tính đến năm 2008, trữ lượng thủy sản của Biển Đông đã giảm. Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo dõi (IUU) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức này và góp phần làm suy thoái môi trường biển.


Trớ trêu thay, Trung Quốc lại là quốc gia đứng đầu trong danh sách các đội tàu IUU trên thế giới. Hầu hết các hoạt động đánh bắt IUU của Trung Quốc được thực hiện bởi các tàu từ đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc, đội tàu lớn nhất thế giới. Dữ liệu chính thức cho biết đội tàu này có khoảng 2.600 tàu. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Viện Phát triển Hải ngoại cho thấy số lượng tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc có số lượng gần 17.000 tàu. Các ước tính khác cho biết tổng số tàu đánh bắt cá của Trung Quốc (tàu đánh bắt xa và gần) vào khoảng từ 200.000 đến 800.000 tàu.[5]


Các đội tàu của Trung Quốc đã tiến hành đánh bắt IUU ở các khu vực biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia láng giềng, chẳng hạn như ở Biển Đông, Hoàng Hải và Biển Nhật Bản, và ở các ngư trường xa bờ, chẳng hạn như Đông Thái Bình Dương và Tây Đại Tây Dương ngoài khơi Nam Mỹ , Tây và Trung tâm Thái Bình Dương, Đông Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương ngoài khơi Châu Phi.[6] Vì thế, khó có thể nói lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc chủ yếu để bảo vệ nguồn cá trên Biển Đông.


Ngoài ra, các hoạt động bồi lấp và quân sự hoá các thực thể tại Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc đã phá huỷ rất nhiều rạn san hô, dẫn đến môi trường biển bị tàn phá. Một nghiên cứu năm 2016 của các nhà khoa học đã cho biết: “… di sản thiên nhiên phong phú của Biển Đông, từ lâu bị đe dọa bởi đánh bắt quá mức, giờ đây phải đối mặt với một mối nguy sinh thái mới: Một chiến dịch của Trung Quốc nhằm xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang tranh chấp ở Trường Sa và các nơi khác trên biển. Sáng kiến xây dựng đảo của Trung Quốc báo hiệu một lập trường hiếu chiến nhằm đảm bảo sự thống trị ở Biển Đông, một khu vực chiến lược có một số tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới và là một nguồn trữ lượng dầu mỏ tiềm năng.”[7]


Nếu thực sự muốn bảo vệ môi trường biển và nguồn cá trên Biển Đông thì Trung Quốc cần phải tự chấn chỉnh lại các hành động tàn phá của mình. Chính vì vậy, phần đông các nhà nghiên cứu trên thế giới thấy rằng Trung Quốc đang sử dụng chính sách môi trường như một công cụ để thể hiện sức mạnh ở Biển Đông.


Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường khả năng giám sát đánh bắt cá trong khu vực, đặc biệt bằng cách cấp cho lực lượng Hải cảnh thẩm quyền có thể bắn và lai dắt các tàu nước ngoài.


Năm 2018, quyền kiểm soát lực lượng Hải cảnh đã được chuyển từ Hội đồng Nhà nước sang Quân uỷ Trung ương và một số tàu có khả năng chiến đấu trước đây được giao cho Hải quân Trung Quốc gần đây đã thuộc thẩm quyền của cơ quan này.[8] Những động thái này đã tạo cho lực lượng Hải cảnh Trung Quốc mang “đặc điểm quân sự rõ ràng”, “tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa đơn phương và gây hấn ở các vùng biển tranh chấp.”[9]

Một tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5 năm 2014. Reuters

Vi phạm luật pháp quốc tế


Hầu như mỗi năm khi lệnh cấm bắt đầu, các phản đối mạnh mẽ lại xuất hiện từ các quốc gia Biển Đông khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.[10]


Có một số vấn đề pháp lý trong lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc. Đầu tiên là Trung Quốc có tư cách để tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá này hay không? Câu trả lời là không. Trung Quốc chưa bao giờ là quốc gia duy nhất có quyền đánh cá trong vùng biển này. Điều này là do Biển Đông không phải là một phần lãnh hải của Trung Quốc. Mặt khác, theo luật pháp quốc tế, Việt Nam được hưởng và có quyền đánh bắt cá trong vùng biển thuộc EEZ của mình theo quy định của UNCLOS 1982.


Trung Quốc hay nại ra “Đường chín đoạn” để tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông. Tuy nhiên, yêu sách này theo luật pháp quốc tế là không có cơ sở pháp lý. Ngoài ra, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với bốn nhóm thực thể ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh cũng là thiếu cơ sở pháp lý. Không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã thực hiện quyền kiểm soát độc quyền đối với các đảo và vùng biển của Biển Đông. Theo Phán quyết năm 2016 của Toà trọng tài vụ Philippines kiện Trung Quốc thì cái gọi “quyền lịch sử” dù có tồn tại từ trước nào của Trung Quốc đều bị thay thế bởi chúng không tương thích với UNCLOS 1982. Do đó, mọi yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông và sự hiện diện quân sự của họ trong vùng biển tranh chấp chỉ vì yêu sách đơn phương của họ theo luật quốc tế là bất hợp pháp. Mặc dù lập trường của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý, nhưng Trung Quốc vẫn triển khai lực lượng quân sự và ban hành chính sách về Biển Đông, trong đó có lệnh cấm đánh bắt cá để thể hiện và duy trì yêu sách đơn phương của họ đối với vùng biển rộng lớn này.


Việt Nam phải làm gì?


Một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu Việt Nam và Philippines phản đối lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc, Trung Quốc có thể biến đổi hình ảnh hai quốc gia này không quan tâm đến việc đánh bắt bền vững ở Biển Đông, cho rằng họ đặt lợi ích quốc gia lên trên sự bền vững của môi trường.[11]


Nhưng nếu Việt Nam và Philippines chấp nhận chính sách đơn phương của Trung Quốc không đánh bắt cá ở Biển Đông trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, thì cũng đồng nghĩa với việc hai quốc gia này ngầm công nhận quyền của Trung Quốc trong việc thực thi lệnh cấm đó ở vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền.


Chính vì vậy, các quốc gia như Việt Nam hay Philippines, một mặt chính thức phản đối lệnh cấm đánh bắt cá này của Trung Quốc để chống lại những yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng cần giải thích rõ ràng lý do vì sao hai quốc gia này phản đối lệnh cấm này. Việt Nam hay Philippines cần chỉ rõ cho cộng đồng quốc tế biết, ai mới thực sự là kẻ đang tàn phá môi trường và nguồn cá ở Biển Đông.

_____________
Tham khảo:
[1] http://www.oasispandi.com/index.php?id=98
[2] https://peoplesdaily.pdnews.cn/china/china-kicks-off-annual-summer-fishing-ban-in-south-china-sea-259396.html
[3] https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/13880292.2015.1044799?journalCode=uwlp20
[4] https://thediplomat.com/2016/07/the-south-china-sea-is-really-a-fishery-dispute/
[5] https://odi.org/en/publications/chinas-distant-water-fishing-fleet-scale-impact-and-governance/
[6] https://www.theguardian.com/environment/2020/aug/25/can-anyone-stop-china-vast-armada-of-fishing-boats-galapagos-ecuador
[7] https://e360.yale.edu/features/rising_environmental_toll_china_artificial_islands_south_china_sea
[8] https://thediplomat.com/2021/04/chinas-coast-guard-law-challenges-rule-based-order/
[9] https://www.jstor.org/stable/48617338
[10] https://tienphong.vn/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-ban-hanh-lenh-cam-danh-bat-ca-o-bien-dong-post1527832.tpo
[11] https://www.policyforum.net/the-truth-behind-chinas-fishing-ban-in-the-south-china-sea/
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do”

Nói rằng lệnh của Tàu phi pháp
Việt Phi cần phải đáp lại Tàu
Ngư dân hai nước cùng nhau
Đánh bắt thường lệ chống Tàu ra oai!


Tàu kiểm ngư ra khơi bảo vệ
Để ngư dân đánh cá bình thường
Trong vùng sở hữu ngư trường
Nếu Tàu ngăn chặn lên đường kiện thưa!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Wednesday, April 26, 2023 2240 EST

Di Sản VNCH là gia tài quý giá trong nghiên cứu lịch sử VN và chủ quyền Biển Đông

Kính mời quý bạn xem bài: Di Sản VNCH: Gia tài quý giá trong nghiên cứu lịch sử VN và chủ quyền Biển Đông By Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London 2023.04.25

Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và 2 con tàu khác trở về cảng Đà Nẵng ngày 22/1/1974 sau cuộc chiến với Tàu cọng ở Hoàng Sa
Ảnh chụp màn hình video Reuters


“Di sản của Việt Nam Cộng Hòa có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử cận, hiện đại của Việt Nam, đặc biệt có thể phục vụ hữu ích trong công cuộc nghiên cứu khoa học liên ngành phục vụ đấu tranh về pháp lý, chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á này trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu sử học của Việt Nam nêu quan điểm hôm 24/4/2023 với RFA Tiếng Việt từ Đà Nẵng.


“Đối với những di sản gì từ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi có thể tiếp nhận được, chúng tôi có thể nói rằng đó là những cách viết sử, những cách thể hiện quan điểm và những vấn đề về sử học rất bài bản, rất khách quan và rất khoa học theo đúng tinh thần nhân bản và khai phóng, như chúng tôi đã thừa kế được, trong việc học sử của mình,” Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử pháp lý, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt liên quan hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phát biểu.


“Tôi nghĩ không phải chỉ riêng tôi, mà đối với các sinh viên đồng trang, đồng lứa với tôi hoặc các thế hệ học trò mà sau này tôi dạy, tôi cũng đem tinh thần này để truyền lại cho các bạn. Những học trò này và những đồng nghiệp mà cùng quan điểm với tôi cũng thừa hưởng tinh thần này và họ đã có những công trình rất đáng chú ý. Như vậy, đối với lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, những điều mà chúng tôi ghi nhận là như vậy.


Tôi cũng muốn nói thêm là thầy của tôi là Giáo sư Trần Quốc Vượng từng kể rằng sinh thời Giáo sư Phạm Huy Thông, là Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, một trong những người làm sử được đào tạo từ thời Pháp thuộc, từng nói rằng mỗi lần Giáo sư Thông mà đi công tác nước ngoài để dự các hội thảo, quyển sách mà ông chọn để mang theo là cuốn ‘Việt Nam Sử Lược’ của sử gia Trần Trọng Kim. Vì đó là cuốn sách viết công bằng và hay nhất và các sử liệu ở trong đó là khách quan, đầy đủ, cho nên đó là cuốn sách được Giáo sư Thông tham khảo và mang đi các hội thảo.


Câu chuyện của Giáo sư Trần Quốc Vượng kể về người thầy của chính Giáo sư cho thế hệ học trò là chúng tôi nghe, chúng tôi nghĩ rằng đó là cách đánh giá rất cao và rất là xứng đáng đối với tinh thần nghiên cứu sử học, mà những người trí thức trước đó và sau này được tiếp nối dưới giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa, đã để lại cho những người về sau tinh thần nghiên cứu, học thuật khách quan và giữ vững, không để bị ảnh hưởng bởi tính chính trị. Và tôi cho rằng đó là di sản lớn nhất.”

Di sản sống động qua đóng góp của trí thức và ‘những người VNCH’ hôm nay

Các di sản của thời Việt Nam Cộng Hòa còn có thể được cảm nhận không chỉ qua các công trình khoa học mà các học giả, giới nghiên cứu, tầng lớp trí thức dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây để lại, mà ngày nay tiếp tục được thể hiện sống động thông qua những đóng góp của trí thức và các nhà nghiên cứu được đào tạo dưới chế độ đó từ trước, cùng nhiều giới khác thuộc VNCH trước kia, đang hợp tác và đóng góp cho nghiên cứu lịch sử pháp lý, chủ quyền Biển Đông của Việt Nam, bên cạnh các lĩnh vực chuyên môn khác.


Về khía cạnh di sản mà có thể nói là ‘sống động’ này, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, nguyên giảng viên một số đại học tại Việt Nam, cựu Trưởng khoa Việt Nam học tại Đại học Phan Châu Trinh, nhận định tiếp:


“Trong vấn đề nghiên cứu chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông và một số vấn đề nghiên cứu lịch sử mang tầm quốc tế khác, tôi thấy đã có tiếng nói chung… Khi chúng tôi tổ chức những hội thảo quốc tế liên quan vấn đề Biển Đông và tranh chấp chủ quyền, hầu như các học giả Việt Nam là Việt kiều ở nước ngoài, chúng tôi đều mời.


Và phần lớn họ đều về cả, như Giáo sư Ngô Vĩnh Long, như Giáo sư Tạ Văn Tài, và những nhà nghiên cứu khác như ở Đại học George Mason (GS. Nguyễn Mạnh Hùng – PV) cũng đã từng về hợp tác nghiên cứu với chúng tôi và hợp tác rất tốt.


Tương tự như vậy, khi chúng tôi đưa các đoàn làm phim ra nước ngoài, để hỗ trợ vấn đề nghiên cứu Biển Đông và các vấn đề lịch sử khác, thì những người Việt Nam Cộng Hòa, họ có thể là các trí thức, họ có thể là những cựu sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa ở khu vực California, phía Nam California, đều hỗ trợ chúng tôi, cho quay phim, cho tư liệu, cho hình…


Và tôi nghĩ, trong những vấn đề về bảo về chủ quyền, về tinh thần dân tộc, mà nếu không có đụng chạm các quan điểm về ý thức hệ, tôi nghĩ hai bên đã hợp tác trong thời gian vừa qua và rất tốt. Và cái này tôi nghĩ, trong tương lai hai bên sẽ hợp tác để nghiên cứu một số vấn đề về lịch sử, nhất là vấn đề cổ, trung đại, vấn đề liên quan xác lập chủ quyền của Việt Nam cả trên đất liền và cả trên Biển Đông, về vấn đề đánh giá quá trình nam tiến của các Chúa Nguyễn, cho đến thời Nhà Nguyễn, vấn đề Champa, vấn đề đối với Chân Lạp và vấn đề đối với người Khmer…, đó là những vấn đề mà chúng ta có thể hợp tác rất tốt giữa tất cả các bên.”

Thuyền nhân Việt Nam đang chờ được vớt trên tàu bệnh viện Pháp “L’Ile de Lumière” ngày 8/7/1979 khi đang lênh đênh trên Biển Đông. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi sau ngày 30/4/1975 trong đó có nhiều trí thức của miền nam. Ảnh: FRANCOIS GRANGIE / AFP

Đặt lợi ích quốc gia lên trên ‘khác biệt ý thức hệ’

Theo TS. Trần Đức Anh Sơn, người từng giành được học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để đến Đại học Yale thuộc tiểu bang Connecticut nghiên cứu trong vòng 10 tháng, trên tư cách học giả khách mời tại trường này, để sưu tầm và khảo cứu các tư liệu liên quan tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các quốc gia ở Biển Đông, cũng như khảo cứu quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XVII đến nay, Việt Nam cần có ưu tiên hợp tác giữa các bên từng ở trong hai chế độ đối nghịch ở hai miền của Việt Nam trước 30/4/1975, để hướng tới ưu tiên cho việc hợp tác vì lợi ích chung của quốc gia mà vượt qua khác biệt ý thức hệ chính trị.


Ông nói: “Những gì liên quan tới Việt Nam sau 30/4/1975, bây giờ phía Việt Nam ở trong nước vẫn còn đang còn rất thận trọng và cân nhắc, lý do vì sao như thế thì nhiều người nghiên cứu cũng đã biết, nhưng chúng ta phải nên thấy cái gì làm được thì làm, chọn lọc trong những cái đó, để mà làm, và như thế, tôi cho rằng là có tương lai.


“Bản thân rất nhiều người thuộc giới trẻ, giới nghiên cứu trong nước của chúng tôi đều có những hợp tác nghiên cứu với nước ngoài và những người lớn tuổi hơn, như Tiến sĩ Nguyễn Nhã, như ông Phạm Hoàng Quân, như ông Đinh Kim Phúc…, chúng tôi đều có những chương trình hợp tác với các trí thức, nhân sỹ người Việt ở hải ngoại, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn ở những nước khác, mà họ đã hỗ trợ cho chúng tôi.


Thậm chí khi chúng tôi đi làm phim ở bên Hà Lan, trong thời gian vừa qua, có một vị từng là thư ký của một nghị sỹ của Hà Lan ở châu Âu, người từng được phía Việt Nam nghi ngờ và đưa vào trong một danh sách ‘không cho về nước’, nhưng khi chúng tôi qua bên đó, ông đó đã hỗ trợ rất tốt cho chúng tôi, chúng tôi được phỏng vấn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, ông cũng tổ chức những chuyến đi, những sưu tập và sau đó phía Việt Nam đã đánh giá rất cao ông và có ngỏ ý là nếu ông có muốn về nước, thì họ sẵn sàng hỗ trợ.


Vì trong đoàn của chúng tôi đi, bên cạnh những lực lượng chuyên môn, thì cũng có những lực lượng hỗ trợ tất cả những vấn đề kết nối, mà họ có đủ những quyền lực và những mối quan hệ để hỗ trợ giải quyết những vấn đề. Tôi cho rằng đó là những xu hướng hợp tác rất là tốt ở trong tương lai.”


Bày tỏ kỳ vọng của bản thân trong tận dụng, phát huy những di sản của Việt Nam Cộng Hòa cho nghiên cứu sử học nói chung và nghiên cứu phục vụ đấu tranh pháp lý, bảo vệ, gìn giữ và giành lại chủ quyền bị xâm phạm của Việt Nam trên Biển Đông nói riêng, khi được đề nghị đưa ra ý kiến, TS. Trần Đức Anh Sơn, người mà theo trang Wikipedia bách khoa toàn thư mở phiên bản tiếng Việt là đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Tao Đàn Thư Quán, một công ty chuyên xuất bản các loại sách về lịch sử, văn hóa, tư tưởng đặt trụ sở tại Đà Nẵng, đồng thời là giảng viên kiêm nhiệm của Trường Đại học Đông Á ở Đà Nẵng, nói:


“Trước hết, đối với vấn đề lịch sử Việt Nam nói chung, rồi các vấn đề khác, tôi rất mong muốn tìm những tác phẩm xuất bản dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây mà hay, mà có giá trị, chúng tôi xin phép và muốn tái bản trở lại với sự hợp tác ở trong nước, về lịch sử.


Trong thời gian qua, vấn đề in lại sách này cũng đã được làm như với tác giả Tạ Chí Đại Trường, sách của ông hầu như đã được tái bản tại Việt Nam. Một số văn sỹ, trí thức trước đây cũng được xếp trong diện ‘theo dõi’, nhưng bây giờ cũng đã có những sách được in ở Việt Nam một cách đàng hoàng.


Tuy nhiên, một số đoạn người ta cũng cắt bỏ một số câu, chữ, nhưng nhìn chung tôi cho rằng việc tái bản này là tốt và đó là điều mà tôi kỳ vọng. Bởi vì những cái này là những kiến thức mang tính khách quan, và những vị này cũng là những bậc khoa cử, học hành rất bài bản, họ cung cấp những cái nhìn toàn diện.


Và nếu được in ấn ở Việt Nam cho giới trẻ tiếp thu, thì đó là di sản rất là tốt. Bởi vì sử học hiện nay mang tính định hướng chính trị nhiều quá, cho nên có những vấn đề mà chúng tôi cũng muốn nói, mà nói không được. Nhưng có những tác phẩm đó mà nếu được in lại và phổ biến, thì rất tốt.”


Ông Trần Đức Anh Sơn, người mà vẫn theo trang bách khoa toàn thư mở, từng được báo Mỹ tờ The New York Times mệnh danh là “Người săn bản đồ chủ quyền” trong một phỏng vấn của báo này với ông vào năm 2017, thừa nhận ông thừa kế được nhiều trong nghiên cứu về Biển Đông của mình từ di sản Việt Nam Cộng Hòa, nhà nghiên cứu nói tiếp:


“Trong vấn đề nghiên cứu Biển Đông, tôi thừa kế rất nhiều công trình nghiên cứu của những người Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt ví dụ như của (Hải quân Đại tá-PV) Vũ Hữu San, của những người trí thức đã ra nước ngoài, ví dụ như Giáo sư Tạ Văn Tài, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, rồi Tiến sĩ Vũ Quang Việt v.v… những bài viết của các ông chúng tôi luôn luôn đọc phục vụ cho nghiên cứu của mình.


Rồi những người do Việt Nam Cộng Hòa đào tạo mà bây giờ đang ở lại trong nước, ví dụ như cụ Nguyễn Đình Đầu, trí thức từ thời Pháp thuộc, và cụ tiếp tục là một nhân sỹ dưới thời Việt Nam Cộng Hòa mà đã trước tác rất nhiều, mà chúng tôi tiếp tục theo.


Hoặc như Tiến sĩ Nguyễn Nhã, hay như ông Đinh Kim Phúc, đó là những trí thức mà đã lớn lên, trưởng thành trong thời Việt Nam Cộng Hòa mà đã có những công trình nghiên cứu rất xuất sắc, mà chúng tôi đã kế thừa để phục vụ những nghiên cứu của bản thân.”

TS Trần Đức Anh Sơn phát biểu, khi tham gia tổ chức hội thảo “Conflict in the South China Sea” vào ngày 6 và 7/5/2016, tại Đại học Yale New Haven; Ảnh do CSEAS (Hội đồng nghiên cứu Đông Nam Á), thuộc Yale MacMilan Center cung cấp. TS Trần Đức Anh Sơn đồng ý cho RFA Tiếng Việt sử dụng.

Đến đây, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, người sinh ra ở Huế năm 1967 và còn đang là thiếu niên ngày ấy, khi biến cố 30/4/1975 xảy ra, nhân dịp này đưa ra một lưu ý mà theo ông là đáng chú ý trong nghiên cứu về lịch sử pháp lý, chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, ông nói:


“Đối với vấn đề chung, tôi thấy rằng Việt Nam hiện nay tập trung quá nhiều vào việc nghiên cứu lịch sử chủ quyền, cái này thì tốt, nhưng khi ra trường quốc tế, chúng ta muốn tranh cãi, tranh biện và đặc biệt là sử dụng cứ liệu như những bằng chứng trong các phiên tòa quốc tế, nếu như Việt Nam theo đuổi việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền, thì tôi nghĩ Việt Nam chưa đủ sức mạnh, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều tài liệu mà họ giấu diếm, thậm chí họ ngụy tạo tài liệu cả những bằng chứng khảo cổ học.


Cho nên khía cạnh mà tôi đang theo là nghiên cứu khía cạnh pháp lý quốc tế, các tài liệu mà chúng ta (Việt Nam) đang có, thì chúng ta chọn lọc những gì mang tính pháp lý quốc tế đầy đủ, mà phù hợp trong phiên tòa, thì chúng tôi tập trung vào hướng đó nghiên cứu hơn; thay vì là đi tìm nguồn sử liệu mà mang tính một chiều, để khẳng định từ phía của Việt Nam.


Tôi nghĩ đây là hướng mà chúng ta có thể hợp tác nghiên cứu rất tốt với những trí thức rất giỏi của Việt Nam Cộng Hòa, ví dụ như ông Trương Nhân Tuấn ở bên Pháp, hoặc ví dụ như Luật sư Tạ Văn Tài, hay ví dụ như những người có kiến văn rất là rộng có thể chỉ cho chúng tôi, thí dụ như Tiến sĩ Dương Danh Huy, rồi những nhóm nghiên cứu Biển Đông ở bên London v.v…, thì những người đó có thể bổ trợ cho chúng tôi nghiên cứu.”


Thu thập nhiều bản đồ tài liệu
Để làm gì không khiếu kiện Tàu?
Giấy tờ khó giữ bền lâu
Thời gian phá hoại còn đâu kiện Tàu?
Đồng bào sát cánh cùng nhau
Một lòng giữ nước chống Tàu xâm lăng!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Tuesday, April 25, 2023 2130 EST

Lệnh cấm đánh bắt cá của Xna ở Biển Đông là ‘sai trái, ngang ngược’

Kính mời quý bạn xem bài: Hội Nghề cá Việt Nam: Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là ‘sai trái, ngang ngược’ By VOA Tiếng Việt 24/04/2023

Tàu cá của ngư dân Việt Nam neo đậu gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

“Hội Nghề cá Việt Nam hôm 21/4 gửi công văn phản đối lệnh cấm đánh bắt cá thường niên của Trung Quốc trên Biển Đông và cho rằng lệnh này là phi lý và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.


Trước đó, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông. Lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/5/2023 đến ngày 16/8/2023 trong khu vực bao gồm quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.


“Đây là lệnh cấm lặp lại đơn phương và phi lý của phía Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế”, công văn của Hội Nghề cá Việt Nam viết.


Theo hội này, lệnh cấm đánh bắt cá dài ngày lặp lại mỗi năm của Trung Quốc là “sai trái, ngang ngược”, gây ảnh hưởng xấu cho nghề cá và sinh kế của ngư dân Việt Nam và làm tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với tàu hải cảnh Trung Quốc.


Hội này đề nghị giới hữu trách Việt Nam “phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt” để buộc Trung Quốc phải chấm dứt ngay lệnh cấm này.


Đồng thời, Hội Nghề cá cũng đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam bảo vệ an toàn cho ngư dân, hướng dẫn ngư dân đánh bắt cá theo đội để kịp hỗ trợ nhau khi có sự cố trên biển.


Trước đó, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam trong cuộc họp báo vào chiều 20/4 nói lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đơn phương ban hành là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa


“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp tình hình, đóng góp và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt nói.


Trung Quốc hàng năm đều ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong thời gian 3 tháng mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 8, trên vùng biển bao gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa.


Cấm đánh cá trong vòng ba tháng
Đó là lệnh đại hán ban ra
Việt Nam coi đó là tà
Thì nên phản đối gửi qua công hàm


Hội nghề cá kêu than lên tiếng
Không mạnh bằng phía tiếng ngoại giao
Sao không bảo vệ đồng bào
Lời qua họp báo trôi vào hư vô!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Monday, April 24, 2023 2200 EST
1- Biển Đông: Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc
2- Hội Nghề cá Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc về lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông
3- Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trên Biển Đông

Người Việt bất chấp rủi ro trên biển vượt biên vào Đài Loan tìm việc

Kính mời quý bạn xem bài: Người Việt bất chấp rủi ro trên biển vượt biên vào Đài Loan tìm việc By RFA Tiếng Việt 2023.04.21

Một con thuyền gỗ không người đến bờ tây của Đài Loan từ lục địa Tàu cọng hồi đầu tháng ba vừa qua và bị tuần duyên Đài Loan bắt giữ (minh hoạ)
China Time Database


“Mười bốn người Việt, chín nam và năm phụ nữ, vượt biển vào Đài Loan để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn tại quê nhà nhưng con thuyền mà họ mua đã bị lật chìm giữa biển khiến tất cả thiệt mạng.


Vào khoảng giữa tháng ba vừa qua, giới chức Đài Loan cho biết họ mới tìm được 10 thi thể trôi dạt vào các vị trí khác nhau ở bờ biển phía tây của hòn đảo này.


Qua điều tra, cơ quan cảnh sát phụ trách tội phạm quốc tế Đài Loan thông báo nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này là do nỗ lực vượt biên bất thành.


Những người Việt Nam từ nhiều năm qua đã tìm đường đến Đài Loan để tìm công việc với thu nhập cao gấp nhiều lần trong nước. Có những người đến lao động hợp pháp nhưng cũng có những người lao động bất hợp pháp, trong số này có cả những người vượt biển.


“Hàng ngàn người Việt Nam đã vượt biên bằng đường biển vào Đài Loan trong những năm qua” – ông Lee Yang-chi, Giám đốc Phòng Hình sự Quốc tế, Cục Cảnh sát Quốc gia, Đài Loan, nói với RFA.


Con đường vượt biển


Theo chính quyền sở tại, 14 thi thể người Việt được tìm thấy gồm chín đàn ông và năm phụ nữ, có độ tuổi từ 30 đến 42, xuất xứ từ miền bắc Việt Nam.


Giới chức Đài Loan cho RFA biết, những người này vượt biên giới đường bộ sang Trung Quốc một cách bất hợp pháp, sau đó di chuyển đến khu vực duyên hải của tỉnh Phúc Kiến, nơi đối diện đảo Đài Loan.


Ở đây, họ mua một chiếc thuyền đánh cá nhỏ từ ngư dân địa phương rồi tự thực hiện chuyến hải trình dự kiến dài 160 km vượt eo biển Đài Loan.


Sở dĩ nhóm người này chọn cách tự mình vượt biển, theo thông tin cung cấp từ cơ quan cảnh sát, là vì một người trong số họ có kinh nghiệm làm việc trên tàu đánh cá.


Trên thực tế thì con thuyền đã không thể cập bến. Sau hơn một tháng điều tra, cơ quan cảnh sát Đài Loan đi đến kết luận nguyên nhân tử vong của nhóm người Việt là do bị lật thuyền.


Đội tuần tra bờ biển số 24 của Đài Loan phát hiện một tàu đánh cá gỗ đưa người vượt biên vào Đài Loan ở hạt Hsinchu, bắt giữ bốn người Việt Nam (minh hoạ). Hình: China Time

Cũng chỉ vì kế sinh nhai


Trao đổi với Đài Á châu Tự do, ông Lee Yang-chi, người đứng đầu cơ quan cảnh sát phụ trách tội phạm xuyên quốc gia của Đài Loan, cho biết tất cả 14 người này đều đã từng tới Đài Loan làm việc trước đó, và đều bị trục xuất về Việt Nam do vi phạm luật lao động.


Luật pháp Đài Loan quy định những người từng tới đây lao động nhưng sau đó vi phạm luật pháp và bị trục xuất, sẽ không được phép quay trở lại Đài Loan dưới bất cứ hình thức nào.


“Chín người trong nhóm này trước đây đã từng vượt biên vào Đài Loan để làm việc bất hợp pháp, năm người còn lại thì đã từng tới Đài Loan làm việc một cách hợp pháp nhưng sau đó bỏ trốn ra ngoài để làm việc chui. Do đó họ đều bị trục xuất.” – ông Lee Yang-chi cho biết.


Theo số liệu công bố bởi Cơ quan Di trú Quốc gia, ở thời điểm năm 2019, người Việt Nam chiếm đến 45% tổng số lao động bất hợp pháp ở hòn đảo này.


Lý do khiến người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp tựu chung lại cũng chỉ vì kế sinh nhai.


“Nói thật với anh, tất cả đều vì cuộc sống mưu sinh”, P.N.T một người Việt lao động bất hợp pháp cho Đài Á Châu Tự Do biết lý do chọn đi xuất khẩu lao động.


Người đàn ông 33 tuổi đến từ Hà Tĩnh này đã làm việc ở Đài Loan được tám năm, trong đó có hơn bảy năm làm chui.


Anh này cho biết đã phải trả 6.400 đô la Mỹ cho công ty môi giới ở Việt Nam để được tới làm việc tại một xưởng sản xuất lốp xe hơi, tuy nhiên đã bỏ ra ngoài làm sau khi nhận thấy thu nhập không giống với kỳ vọng.


Để được đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, hầu hết người Việt đều phải trả một số tiền lớn cho các công ty môi giới ở Việt Nam, với mức giá từ ba ngàn cho đến bảy ngàn đô la Mỹ.


Người Việt lao động bất hợp pháp tại Đài Loan. RFA

Trong bối cảnh phần lớn người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài đều đến từ khu vực nông thôn nơi có thu nhập thấp, trung bình chỉ khoảng 150 đô la một tháng (theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông), thì để có được số tiền trên là một thách thức không nhỏ. Hệ quả là nhiều người phải vay nợ để đi, và mang trong mình gánh nặng trả nợ từ ngày đầu tiên đặt chân đến đất khách.


“Bên môi giới nói sang Đài Loan và chịu khó làm thêm giờ thì có thể kiếm được hơn 20 triệu (đồng) một tháng, nhưng trên thực tế thì không có đủ việc để làm”, người đàn ông quê Hà Tĩnh cho biết hoàn cảnh dẫn đến quyết định trốn ra ngoài làm việc.


Theo ông V. D. Tùng, nhân viên của một công ty môi giới lao động của Đài Loan, khối lượng công việc không đủ để làm tăng ca là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc người lao động nhập cử bỏ ra ngoài, bởi nếu không làm tăng ca thì người lao động chỉ được hưởng lương cơ bản.


Mức lương tháng tối thiểu được quy định ở Đài Loan là 26,400 đô la Đài Loan, tương đương với khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lương này mới chỉ được áp dụng từ tháng 1 năm 2023.


Chưa kể thu nhập của người lao động nhập cư sẽ bị trừ đi các khoản phí khác nhau như bảo hiểm, dịch vụ môi giới, và các chi phí có thể phát sinh khác.


Theo ông Tùng, so với các công việc hợp pháp mà lao động nhập cư thường làm khi tới Đài Loan, thì việc bỏ ra ngoài làm mang lại thu nhập cao hơn rất nhiều.


“Nếu so sánh về thu nhập giữa công việc hợp pháp với bất hợp pháp thì thu nhập hợp pháp không bao giờ đuổi kịp thu nhập bất hợp pháp.” – Ông Tùng nói.


Sau tám năm làm việc ở Đài Loan, P.N.T khoe là đã xây được nhà cho cho bố mẹ ở quê, không những thế còn chu cấp chi phí học hành cho năm người em ở nhà.


Không đồng tiền nào là dễ kiếm


Tuy thu nhập cao hơn nhưng việc bỏ ra ngoài làm chui mang lại những rủi ro và thách thức không hề nhỏ.


Thường sau khi mất liên lạc hơn ba ngày thì người lao động nhập cư sẽ bị tuyên bố là đã bỏ trốn, danh tính của người đó sẽ được cung cấp cho các cơ quan chức năng, bao gồm cơ quan di trú và cảnh sát.


Người lao động bất hợp pháp nếu bị bắt thì kết cục tất yếu là bị trục xuất về Việt Nam, và cấm quay trở lại Đài Loan từ sáu đến tám năm. Điều này khiến người lao động bất hợp pháp luôn phải sống trong cảnh lo sợ.


Nhưng mối lo ngại bị trục xuất không phải là điều duy nhất mà các lao động bất hợp pháp phải đối diện. Việc mất đi bảo hiểm y tế còn là một vấn đề nghiêm trọng khác, nhất là trong trường hợp đau ốm hoặc tai nạn lao động.


Ngoài ra, vì không có giấy tờ hợp lệ và mất đi sự bảo vệ của các công ty môi giới, người lao động còn phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột và ngược đãi bởi chủ lao động.


Vì không có giấy tờ hợp lệ, nên người lao động bất hợp pháp không thể ký hợp đồng lao động thông thường, do vậy họ chỉ có thể làm các công việc trả lương theo ngày hoặc theo sản phẩm, thay vì nhận lương hàng tháng. Và thường là các công việc nặng nhọc.


Tuy không tiết lộ nơi làm việc cụ thể, nhưng P.N.T cho biết anh hiện đang làm việc ở trên vùng núi cao ở Đài Loan, công việc chính là thu hoạch rau củ cho các nông trại. Anh cho biết khi đến vụ thu hoạch thì trung bình phải làm việc 12 tiếng một ngày.


“Một là chấp nhận gia đình khổ để con được sướng, còn không chỉ con khổ để gia đình được sướng”, anh T chia sẻ sau khi được hỏi vì sao lại chấp nhận làm việc trong điều kiện vất vả trong một thời gian dài như vậy.


Sau gần một thập niên làm việc ở nơi đất khách quê người để chu cấp cho gia đình, người đàn ông có vẻ ngoài trông già hơn rất nhiều so với tuổi 33 cho biết ước muốn là có thể tiếp tục làm việc ở Đài Loan thêm hai năm nữa, cũng là lúc cuốn hộ chiếu của anh hết hạn. Sau đó anh sẽ trở về quê nhà để xây dựng tương lai cho riêng mình.


Giải pháp gì cho vấn nạn lao động bỏ trốn?


Nguồn cung lao động nhập cư ở Đài Loan khá đa dạng, trong đó đông đảo nhất là các nước Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam, Philippines, và Thái Lan.


Ông V.D. Tùng cho biết tỷ lệ người Việt Nam bỏ trốn ra ngoài lao động chui cao hơn so với các quốc gia khác.


“Tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam là cao nhất, vượt trội so với các nước khác, vì chi phí để người lao dộng Việt Nam sang Đài Loan là cao nhất.”


Theo ông Tùng, lao động tới từ các quốc gia Đông Nam Á khác chỉ phải trả từ một cho đến hai ngàn đô la Mỹ để đến Đài Loan làm việc, trong khi đó thì người Việt phải trả từ bốn tới năm ngàn đô la, thậm chí còn cao hơn.


Toàn bộ số tiền mà người lao động Việt Nam phải trả đều chảy vào túi các công ty môi giới ở Việt Nam, thế nhưng một khi người lao động đặt chân lên máy bay để đến Đài Loan, thì các công ty môi giới Việt Nam lập tức hết trách nhiệm. Một số lao động Việt tại Đài Loan trả lời RFA trước đây cho biết khi có tranh chấp với chủ lao động, họ không thể tìm đến công ty môi giới để được giúp đỡ.


Ngoài ra, luật pháp của Đài Loan trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động nhập cư vẫn bị đánh giá là chưa hoàn chỉnh.


Cụ thể, những lao động nhập cư làm việc trong các lĩnh vực như giúp việc nhà và chăm sóc người già không thuộc diện được bảo vệ bởi Luật Tiêu chuẩn Lao động, dẫn đến tình trạng điều kiện làm việc không được đảm bảo, thậm chí xảy ra tình trạng ngược đãi, dẫn đến tình trạng bỏ trốn.


Chính phủ Đài Loan cũng chưa cho phép các chủ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp được thuê lao động nước ngoài. Điều này dẫn đến tính trạng nhu cầu lao động thì cao nhưng nguồn cung từ lao động địa phương lại ít ỏi, đẩy các chủ lao động vào cảnh buộc phải thuê người lao động nhập cư bất hợp pháp.


Lao động Tàu sang ta hợp pháp
Lao động Việt phi pháp sang Tàu
Xem ra nghịch lý vì đâu?
Chỉ vì cọng sản theo Tàu mà ra!


Giao công trình cho Tàu xây dựng
Chúng chỉ thuê người chúng mà thôi
Việt Nam lãnh đạo quá tồi
Không dành công việc cho người Việt Nam!


Nguyễn Việt Nam
WWRI, Sunday, April 23, 2023 2122 EST